Chủ tịch Sang nói gì về công ước tra tấn?

Posted: October 25, 2014 in Uncategorized
Tags:

(BBC) – Việt Nam sẽ không áp dụng trực tiếp toàn bộ các điều khoản trong Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết.

Xem thêm: Chủ tịch nước xin Quốc Hội phê chuẩn Công ước Chống Tra Tấn, nhưng sẽ thực hiện… kiểu Việt Nam + Xâm phạm quyền con người chỉ có ở xã hội mông muội + “Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“ + Tuyệt chiêu điểm huyệt giết địch của nữ du kích Việt Nam.

Ông Sang nói việc áp dụng Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc phải phù hợp với pháp luật và hiến pháp của Việt Nam

Ông Sang có phát biểu trên trong cuộc họp Quốc hội hôm 23/10, báo điện tử VnExpress đưa tin.

“Việc thực hiện các quy định của công ước … sẽ theo nguyên tắc hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc ‘có đi có lại’,” ông Sang được dẫn lời nói.

“Việt Nam không coi công ước … là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ như quy định tại khoản 2, điều 8 của công ước, mà thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, hoặc nguyên tắc ‘có đi có lại’,” ông nói thêm.

VnExpress cũng dẫn lời ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, nói việc phê chuẩn Công ước chống Tra tấn là “cơ sở pháp lý quan trọng” để “đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân …” của “các thế lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam”.

Công ước chống Tra tấn được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1984 và có hiệu lực vào năm 1987, với 155 quốc gia thành viên.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn công ước này.

Độc lập theo định hướng?

Trả lời BBC ngày 24/10 từ Hà Nội, Luật sư Hoàng Văn Hướng, trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hưng, cho rằng việc tham gia vào Công ước chống Tra tấn sẽ “là nền tảng để tới đây sửa đổi luật tố tụng hình sự, làm cụ thể hơn vấn đề chống tra tấn và dùng nhục hình.”

Bình luận về phát biểu của Chủ tịch Sang trong vấn đề không áp dụng trực tiếp các điều khoản của Công ước chống Tra tấn và không lấy đây làm cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ, ông Hướng nói:

BBCquote
Việc thực hiện các quy định của công ước … sẽ theo nguyên tắc hiến pháp và pháp luật thực định của Việt NamChủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang

“Các điều kiện trong Công ước chống Tra tấn áp dụng chung cho các quốc gia khi ký vào. Nhưng mỗi nước sở tại có hệ thống pháp luật đặc trưng.” – “Tuy tham gia vào công ước rồi nhưng những điều chỉnh về luật chống tra tấn, nhục hình, phải tùy theo hệ thống pháp luật và hiến pháp của nước sở tại.

“Các chủ thể tham gia vào công ước này rõ ràng phải có tính trùng nhất. Nhưng về hệ thống pháp luật của từng quốc gia phải có sự độc lập riêng.”

“Tất nhiên sự độc lập này vẫn phải định hướng theo các quy định của công ước.”

“Việt Nam, như tôi vừa trả lời, cũng đang tiến hành sửa bộ luật hình sự và các bộ luật khác để hướng tới sự tương đồng với Công ước chống Tra tấn.” – “Ngoài công ước ra thì giữa các nhà nước, các tổ chức liên minh khác sẽ có những văn bản khác về hiệp định dẫn độ tội phạm hoặc tù nhân chiến tranh.”

Ông Hướng cũng cho rằng công ước “chắc chắn” sẽ tạo cơ sở để các quốc gia khác có tiếng nói, tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với chính quyền Hà Nội về vấn đề chống tra tấn, dùng nhục hình.

‘Không nghe công ước quốc tế’

Tuy nhiên, cũng đã có ý kiến tỏ ra hoài nghi về những thay đổi mà việc gia nhập vào Công ước chống tra tấn có thể mang lại.
“Thực ra Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế”, một luật sư ẩn danh từ TP.HCM nói với BBC ngày 24/10.

“Nhưng khi chúng tôi ra tòa xử thì họ chỉ áp dụng luật tố tụng hình sự của Việt Nam. Khi chúng tôi dẫn công ước quốc tế thì họ không nghe theo.”

“Theo nguyên tắc thì tòa chỉ sử dụng các luật liên quan của Việt Nam, không sử dụng luật quốc tế và vì vậy chúng tôi chỉ có thể dẫn theo các luật liên quan của Việt Nam.”

“Sau khi tham gia vào Công ước Quốc tế thì luật tố tụng hình sự trong nước sẽ phải sửa đổi” – “Nhưng sau đó cũng sẽ chỉ dựa trên luật này – luật của Việt Nam”.

Chủ tịch nước xin Quốc Hội phê chuẩn Công ước Chống Tra Tấn,
nhưng sẽ thực hiện… kiểu Việt Nam

(Dân Luận)Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn Công ước Chống Tra Tấn, nhưng chớ vội mừng!

Theo báo Khám Phá, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đệ trình Quốc Hội phê chuẩn Công ước chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên Hợp Quốc vào ngày 23/10/2014.

Như thế, Quốc Hội sẽ thảo luận về việc tham gia Công ước chống tra tấn và sẽ có phiên biểu quyết thông qua việc phê chuẩn Công ước tại kỳ họp lần thứ 12 này.

Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Công ước quy định các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp hiệu quả khác nhằm ngăn chặn mọi hành vi tra tấn, thông qua các biện pháp phổ biến thông tin, đào tạo các lực lượng thực thi pháp luật, thường xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn và giam giữ.

Các quốc gia tham gia Công ước cũng có nghĩa vụ trừng trị những hành vi tra tấn bằng các hình phạt thích đáng, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ nạn nhân. Công ước cũng khuyến khích các quốc gia thành viên hỗ trợ lẫn nhau về thủ tục tố tụng hình sự đối với những hành vi phạm tội nói trên, kể cả việc cung cấp các bằng chứng cần thiết nếu có.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã đặt bút ký vào Công ước này vào ngày 7/11/2013, nhưng phải đến khi nó được Quốc Hội phê chuẩn thì mới chính thức có hiệu lực.

Nhiều người dân đã rất hy vọng khi Việt Nam phê chuẩn công ước này sẽ ngăn chặn được tình trạng tra tấn trong quá trình điều tra hoặc giam giữ, dẫn tới cái chết oan khuất của nhiều người dân. Công ước cũng quy định phải coi tra tấn là tội phạm hình sự, người thực hiện hành vi tra tấn phải chịu trách nhiệm hình sự và nạn nhân phải được bồi thường.

Tuy nhiên, khi phê chuẩn, Việt Nam tuyên bố: Không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Việc thực hiện các quy định của Công ước này sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi, có lại.

Điều này có nghĩa là Công ước sẽ tiếp tục chỉ mang tính tham khảo, và việc ký kết hay phê chuẩn Công ước này chỉ nhằm “góp phần đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước ta”“trở thành thành viên đầy đủ của Công ước chống tra tấn, Việt Nam có thêm điều kiện tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, tạo cơ sở tăng cường đối thoại về nhân quyền với các nước, các tổ chức quốc tế.”

Tất cả chỉ là một trò trình diễn với quốc tế.

Xâm phạm quyền con người chỉ có ở xã hội mông muội

Lê Chân Nhân (Dân Trí) – Xem Công ước về chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người là một điều ước quốc tế về quyền con người, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc hôm 23.10.

Quyền con người được thế giới văn minh đề cao. Những quốc gia tôn trọng tối đa quyền con người được xem là văn minh. Và ngược lại, chỉ có sự mông muội, đen tối mới xâm phạm đến quyền con người.

Việt Nam trở thành quốc gia văn minh hay không thì một trong những tiêu chí phải đạt tới là tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Quyền con người là một khái niệm rộng, chống tra tấn chỉ là một trong những quy định để bảo vệ quyền con người mà thôi.

Ở khắp nơi trên thế giới này, vẫn tồn tại những hành động “trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”. Bất cứ ai được sinh ra cũng có được quyền sống và được bảo vệ sự sống. Cho dù họ phạm tội hay nghi can phạm tội, thì phải được điều tra, xét xử và tuyên phạt bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Không ai có quyền xâm phạm thân thể, tinh thần của họ. Tra tấn con người là dã man, tàn bạo, không phải hành vi của con người văn minh.

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ án oan và án nghi oan bị kháng nghị, cho thấy có dấu hiệu bức cung, nhục hình, đó chính là tra tấn. Nhiều trường hợp nghi can chịu nhục hình không nổi phải nhận tội để khi ra tòa lại kêu oan. Nhiều trường hợp nghi can chết mờ ám trong trại tạm giam, có vụ được thông báo là chết do tự tử, có vụ do điều tra viên đánh đập. Tra tấn can phạm dẫn đến tử vong là điều không thể chấp nhận.

Trước khi bảo vệ công dân khỏi bị tra tấn và trừng phạt những người có hành vi tra tấn đang diễn ra trong xã hội, thì điều cần làm ngay là chống tra tấn, làm nhục và hành hạ con người trong các trại tạm giam. Bởi vì, người bị tạm giam là người ít có khả năng tự vệ nhất.

Công dân Việt Nam có quyền đòi hỏi về một sự phê chuẩn Công ước chống tra tấn từ Quốc hội, vì đó chính là một trong những yêu cầu được bảo vệ quyền con người đã được Hiến định. Và công dân Việt Nam cũng có niềm hy vọng về một sự thay đổi thật sự, có chất lượng trong việc chống tra tấn trong nay mai.

Và để có sự thay đổi tất nhiên không chỉ từ sự phê chuẩn, mà bằng những chính sách, quy định, hành động cụ thể. Những vấn đề từng được đặt ra nhằm hạn chế bức cung, nhục hình cần được thực thi ngay sau khi phê chuẩn. Vai trò của luật sư ngay từ giai đoạn điều tra, chiếc camera trong phòng lấy cung, những căn phòng tạm giam tách khỏi cơ quan điều tra không thể chỉ là chuyện chỉ có trong ý tưởng.

Lúc đó, “quyền im lặng” cũng không thể tiếp tục “im lặng”.

[:-/] “Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“  (PLO) – Theo ông Đỗ Văn Đương, việc Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn không làm thay đổi chế độ, chính sách của ta với tù nhân. Bởi ở Việt Nam, tù nhân thậm chí còn…. sướng hơn sinh viên thời xưa.


Ảnh Dân Luận FB dựa theo ảnh PLO

PV: Qua giám sát của QH vừa rồi, ông thấy các nhà tạm giam, tạm giữ của ta đang trong tình trạng như thế nào?

ĐBQH Đỗ Văn Dương: Việc tạm giam tạm giữ cơ bản là an toàn, chế độ bảo đảm, việc ăn uống tôi thấy tốt. Thậm chí còn hơn chế độ cho sinh viên đại học thời xưa: 17kg gạo/tháng, rau quả tự túc được; lấy lao động sản xuất phục vụ lại. Tình trạng ốm đau hạn chế. Chỉ có phạm nhân mang HIV vào trại là gây ra ốm đau – thì đó lại là khách quan. Tình trạng tự sát trong trại cũng giảm.

– Phỏng vấn ông “Nghị rau muống” Đỗ Văn Đương: Để bức cung, thủ trưởng phải mất chức (NLĐ). “Quyền im lặng của người phạm tội không phải quyền im lặng của con người nói chung. Các cuộc tranh luận trên mạng vừa qua không hiểu một cách đầy đủ. Quyền im lặng của người bị bắt khi chưa có luật sư của họ thì họ có quyền chờ tới khi có luật sư. Quyền im lặng của con người nói chung và quyền im lặng của người phạm tội là khác nhau. Việc nói đưa quyền im lặng vào luật mà giảm được bức cung, nhục hình là hoàn toàn võ đoán“.

[:-/] Tuyệt chiêu điểm huyệt giết địch của nữ du kích Việt Nam (DV) – Nhờ bài điểm huyệt này mà nữ du kích đã nhiều lần trà trộn vào đội ngũ giặc Pháp, thủ tiêu hàng chục tên giặc ác ôn thời đó.

(Dân Luận FB) Võ công thiếu lâm phải gọi cụ Lương Dung Nga bằng thầy.

“Khi bước vào, may mắn là đàn ngỗng của chúng cũng đang ngủ nên không con nào cất tiếng. Để cảnh giác, ngoài nuôi chó ra, bao giờ bọn Pháp cũng nuôi rất nhiều ngỗng. Hễ có người lạ là ngỗng kêu quang quác báo động. Tôi dẫn đầu đoàn, tiếp sát từng tên một và nhẹ nhàng sờ lên gáy điểm vào huyệt độc đạo của chúng. Hôm sau, tôi nghe tin 33 tên giặc Pháp bỏ mạng nhưng người ta cứ nghĩ chúng bị trúng gió độc.”

Nhưng:

“Những người đồng chí, đồng đội của cụ Nga đều đã khuất núi. Chỉ mình cụ là nắm giữ những bí mật về những ngày tháng hoạt động gian khổ giữa lòng địch. Với cụ, nỗi vui mừng lớn nhất để an ủi khi già chính là kí ức về những tháng ngày hoạt động cách mạng vẫn còn rõ mồn một trong tiềm thức. Đó là quãng thời gian cơ cực mà oanh liệt bởi cụ được sống giữa chị em, đồng đội và cùng nhau rửa hận, rửa thù cho nhân dân, đất nước.”

(Dân Luận FB) Bộ phim đang được công chiếu hàng ngày tại các rạp vỉa hè trên địa bàn Việt Nam… Các bạn chú ý đón xem và quan sát để khỏi mất tiền oan uổng – Nguồn ảnh: Tùng Giáo Chủ


Ba mươi năm rồi còn mãi… CHÂN KHÔNG
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.

(Dân Luận FB) theo Fb Vũ Kận Veo

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.