Philippines “có quyền hợp pháp” kiện Trung Quốc

Posted: January 25, 2013 in Uncategorized
Tags:

( TN ) – Đó là tuyên bố của quan chức Thái Lan và Singapore về việc Philippines đưa tranh chấp chủ quyền tại biển Đông với Trung Quốc ra tòa án LHQ. …


Dân chúng Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc hồi tháng 5.2012 – Ảnh: Reuters
Kênh Channel NewsAsia (CNA) ngày 24.1 dẫn lời Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul khẳng định việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) là “quyền hợp pháp” của Manila. Phát biểu được ông đưa ra bên lề Chương trình giao lưu quan chức dân sự Singapore – Thái Lan thường niên. Trước đó, Ngoại trưởng Singapore Kasiviswanathan Shanmugam cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Cả hai ông đều nhấn mạnh rằng tất cả các bên liên quan nên theo đuổi những biện pháp hòa bình nhằm giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền đang ngày một căng thẳng tại biển Đông.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Thái Lan khẳng định ông hy vọng vấn đề này sẽ được thảo luận tại Hội nghị các quan chức cấp cao giữa ASEAN và Trung Quốc vào tháng 3 tới. CNA dẫn lời ông Surapong nói Thái Lan, trong vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN – Trung Quốc, sẽ “tiến hành các cuộc tham vấn chặt chẽ với các bên liên quan”, bao gồm giữa Bắc Kinh với Manila. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Shanmugam tuyên bố ông tin chắc Philippines “đã xem xét kỹ vấn đề quyền lợi quốc gia” trước khi đi đến hành động trên.

Cũng vào ngày 24.1, Đài GMA dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Manila Mã Khắc Khanh đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương. Tuy nhiên, đây chẳng phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa đề nghị như thế nhưng Bắc Kinh chưa hề thuyết phục được dư luận về thiện chí này. Đáp lại tuyên bố của bà Mã, tờ Philippine Daily Inquirer hôm qua dẫn lời ông Edwin Lucerda, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, khẳng định đề nghị của Trung Quốc đến quá trễ.

Theo đó, “hai bên chỉ nên gặp nhau ở tòa” vì Manila “đã nộp đơn kiện”. Ngoài ra, báo The Philipppine Star đưa tin hạ viện Philippines vừa nhất trí thông qua một nghị quyết ủng hộ quyết định của tổng thống kiện Bắc Kinh ra ITLOS. Hồi đầu tuần, Manila đã thông báo cho các nhà ngoại giao Đông Nam Á về quyết định trên.

Lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Biển Đông

Ngày 24.1, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài được thành lập theo Điều 287 và Phụ lục VII của Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến nêu rõ: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Việt Nam cho rằng các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982”.

Trả lời về việc Tân Hoa xã và Nhân dân nhật báo vừa đưa tin Cục Đo vẽ bản đồ quốc gia Trung Quốc công bố đã hoàn thành và sắp phát hành “Bản đồ toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” và “Bản đồ địa hình Trung Quốc” khổ dọc mới vào cuối tháng 1.2013, trong đó vẽ yêu sách “đường lưỡi bò” và các đảo, đá, bãi ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ông Nguyễn Duy Chiến khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở biển Đông theo UNCLOS 1982. Mọi bản đồ thể hiện thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở biển Đông là phi pháp và vô giá trị”. (Theo TTXVN)

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul
Ngoại trưởng Thái Lan, Singapore: Philippines có quyền kiện Trung Quốc

– Lời bình của ABS: – Hãy xem các quan chức Thái Lan, Singapore, những nước không có tranh chấp trên Biển Đông, mà đã “dám” tuyên bố Philippines “có quyền hợp pháp” kiện Trung Quốc (TN). Để càng thấy rõ hơn những người lãnh đạo VN đang làm gì và muốn gì qua vài lời ỡm ờ, vớ vẩn của Nguyễn Duy Chiến, một “tên Việt gian” (muốn bán nước?), đã không bị kỷ luật vì từng phát ngôn lếu láo.

Không những người ta dám nói, mà những người nói còn ở cấp cao, Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng. Còn ở ta … mấy cha này chui rúc xó nào rồi! Trong những tình huống như thế này, ASEAN càng cần đoàn kết gắn bó, cũng là một cơ hội hiếm có. Vậy mà giới chức VN lại hành động như vậy, liên quan trực tiếp tới quyền lợi của mình. Vậy ai chia rẽ ASEAN từ bên trong đây? Có phải chỉ Campuchia không?

Thêm nữa, hãy coi gương người ta đây: – Quốc hội Philippines ủng hộ chính phủ (PLTP). – Hạ viện Philippines ra Nghị quyết lên án “đường lưỡi bò” Trung Quốc (GDVN). Đó có phải là toàn dân đoàn kết một lòng bên cạnh chính phủ hay không? Hay phải như ta, bịt miệng báo chí, cấm đoán biểu tình yêu nước, “để đảng, nhà nước lo” mới là đoàn kết?

Hạ nghị sĩ Philippines ông Danilo Suarez là đồng tác giả của Nghị quyết 3004
ủng hộ Chính phủ Philippines kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Aquino Edwin Lacierda
Philippines: Trung Quốc muốn đàm phán đã quá muộn, gặp nhau ở tòa án!

Người dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough
Philippines kêu gọi toàn dân ủng hộ Chính phủ kiện Trung Quốc ra tòa


Ngày 3-2-2000, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Orlando Mercado đã từng tố cáo ngư dân TQ khai thác san hô ở bãi cạn Scarborough, vi phạm quyền lợi của Philippines. Ảnh: southseaconversations.wordpress.com. Các đảng phái đối lập ở Philippines hoàn toàn ủng hộ hành động của chính phủ.

Mời xem lại: Một cuộc thuyết giảng cho trí thức – Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2: “Yêu con cho đòn cho vọt” (BoxitVN) – Xin hãy đọc bài này để chiêm nghiệm một thực tế là khoảng cách quá chênh lệch về nhân cách (bao hàm cả bản lĩnh và tri thức) giữa người làm chính trị và người trí thức chân chính ở nước ta hiện nay…

Philippines: Nói lý lẽ với Trung Quốc chỉ là "đàn gẩy tai trâu"
(GDVN) – Laceirda cho biết thêm, những nỗ lực ngoại giao của Philippines với Trung Quốc dường như chỉ là "đàn gảy tai trâu". "Tất cả những nỗ lực ngoại giao mà Philippines đã làm, bao gồm cả các sáng kiến đều không đạt được bất cứ một kết quả nào khi nói chuyện với Trung Quốc"

Đài GMA ngày 24/1 đưa tin, Phủ Tổng thống Philippines tuyên bố sẽ hỗ trợ đầy đủ những gì cần thiết để Bộ Ngoại giao nước này thực hiện các thủ tục tố tụng kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc ra Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Philippines đã cương quyết thực hiện việc này bất chấp "lời kêu gọi muộn màng" từ phía Bắc Kinh rằng hai bên nên kiềm chế tránh làm phức tạp tình hình và giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương.

"Làm sao có thể giải quyết tranh chấp khi họ (Trung Quốc – PV) cứ khăng khăng một mình một kiểu và ngang ngược tuyên bố một đường 'lưỡi bò' 9 đoạn không hề tồn tại đối với luật pháp quốc tế? Tốt nhất là ra tòa, nhờ một bên thứ 3 xử lý dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp", người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Edwin Lacierda khẳng định.

Khi đề cập tới phản ứng của Bắc Kinh cho rằng động thái kiện cáo của Philippines sẽ chỉ làm phức tạp vấn đề, ông Lacierda nói: "Vấn đề phức tạp như thế nào? Tốt nhất cứ đưa nó ra hội đồng trọng tài phân xử."

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines cũng cho biết quốc gia này đã nỗ lực hết sức để tìm kiếm giải pháp xử lý tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình qua kênh chính trị và đàm phán ngoại giao, và bây giờ Manila buộc phải sử dụng đến công cụ pháp lý.

"Chúng tôi đã tiếp cận vấn đề từ góc độ ngoại giao và chính trị, bây giờ chúng tôi phải dùng đến công cụ pháp lý", ông Lacierda cho biết, "chính sự ngang ngược của Trung Quốc trong việc tuyên bố đường 'lưỡi bò' 9 đoạn đã buộc Philippines phải sử dụng đến công cụ này – tìm kiếm một hành động pháp lý."

"Trung Quốc đã không bao giờ chịu thay đổi lập trường về đường 9 đoạn. Và mỗi lần đàm phán với chúng tôi, họ (Trung Quốc) luôn lôi ra đường 9 đoạn", ông Laceirda cho biết thêm, những nỗ lực ngoại giao của Philippines với Trung Quốc dường như chỉ là "đàn gảy tai trâu".

"Tất cả những nỗ lực ngoại giao mà Philippines đã làm, bao gồm cả các sáng kiến đều không đạt được bất cứ một kết quả nào khi nói chuyện với Trung Quốc", người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines khẳng định, chính quyền Philippines trước thời Tổng thống Aquino đều đã nỗ lực giải quyết tranh chấp với Trung Quốc qua kênh đàm phán nhưng đều bất thành, buộc Manila phải đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế.

Hồng Thủy (Nguồn: GMA)
Philippines kiện Trung Quốc:Để đừng bị “được đằng chân lân đằng đầu”
(GDVN) – Quan sát cách ứng xử của Philippines và Nhật Bản đối với Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông, có thể thấy gì?

Giáo sư Carl Thayer(Học viện Quốc phòng Úc) bình luận về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế: "Philippines lật tẩy sự giả dối của Trung Quốc"

Việc Philippines phải đưa vụ Trung Quốc thôn tính bãi cạn Scarborough ra Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc cũng như việc Nhật Bản qua hai đời thủ tướng Noda và Abe đều cùng quyết liệt sử dụng tàu tuần duyên và máy bay chiến đấu để bảo vệ quần đảo Senkaku… là những thí dụ sinh động cho thấy trong vấn đề chủ quyền không được để thiên hạ được đằng chân mà lân đằng đầu, đồng thời vẫn có thể sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền…

Tàu tuần tra Nhật Bản (phải) xịt vòi rồng vào tàu chở các nhà hoạt động Đài Loan – Ảnh: AFP

"Trận chiến vòi rồng" tái diễn trên Biển Hoa Đông
3 tàu Hải giám bất lực nhìn vòi rồng Nhật Bản xua tàu Đài Loan bỏ chạy

VN học gì từ vụ Philippines kiện TQ?
Dương Danh HuyPhạm Thanh Vân ( BBC / BasamVN )- Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và Biển Đông đã tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Tòa Trọng tài được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế.

Vì thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS không giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, và vì Trung Quốc đã bảo lưu không chấp nhận thủ tục này cho tranh chấp phân định biển, câu hỏi trước tiên là Tòa có thể phán quyết gì về hồ sơ của Philippines không?

Chìa khóa của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là thiết kế hồ sơ sao cho Tòa không phải giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, mà cũng không phải phân định biển. Việc đưa tranh chấp ra tòa là một bước tiến cho việc sử dụng luật quốc tế mà Việt Nam có thể rút kinh nghiệm. Nỗ lực của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là một sự sáng tạo mà Việt Nam cũng có thể rút kinh nghiệm.

Nhưng hồ sơ của Philippines có thể vượt qua được sự trốn tránh luật pháp đó hay không, và Tòa có thẩm quyền để, hay có đồng ý, phán quyết như Philippines mong muốn hay không, thì còn là câu hỏi(…)

Philippines là nước đầu tiên trong ASEAN kiện Trung Quốc

Các nghị sỹ Philippines thăm dân chúng
trên đảo Hy Vọng (Pagasa) thuộc quần đảo Trường Sa

Công an Việt Nam giải tán người biểu tình ở Hà Nội đòi chủ quyền biển đảo

…Ngoài ra, theo thông báo khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam, tùy theo Việt Nam xác định quyền lợi của mình bao gồm những gì.

Vì vậy, hành động của Philippines đặt Việt Nam vào vị trí phải xác định quyền lợi và yêu sách của mình bao gồm những gì, để có thể quyết định phải phản ứng thế nào, thí dụ như yêu cầu Tòa cho mình can thiệp.
Không rõ Việt Nam có sẵn sàng để xác định về quyền lợi và yêu sách của mình chưa, nhưng việc xác định đó không phải là điều xấu, và không sớm thì muộn Việt Nam cũng phải làm.

Bài thể hiện quan điểm của hai tác giả, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.

Comments
  1. antonhvluu says:

    Chúng ta hãy chờ xem TQ phản ứng ra saoVN sẽ hành động những gì

  2. nhatvanguyet says:

    Để giải thích cho mọi người hiểu rõ về quyết định này, Bộ Ngoại giao Philippines ngay từ ngày 23/01 đã đăng trên website của họ một bản hỏi đáp liên quan thủ tục kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài LHQ. Trả lời câu hỏi : Việc này có sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc – Philippines không, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định: “ Kiện ra tòa án trọng tài là một hành động hữu nghị và hòa bình, chúng tôi hy vọng điều này sẽ không tác hại đến mậu dịch giữa Philippines với Trung Quốc. ( … ) Tất cả chúng tôi đều muốn cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng không vì thế mà từ bỏ chủ quyền quốc gia ” . ( Viet.RFI)AnhBasam: – Khác với Philippines, các quan chức VN đặt yếu tố “hòa bình” lên trên yếu tố “bảo vệ chủ quyền quốc gia”. Đại tá Trần Đăng Thanh đã từng nói: “… xin thưa với các đồng chí không được mất chủ quyền và quyền chủ quyền nhưng phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường hòa bình. Trong tình hình hiện nay phải giữ được môi trường hòa bình”.Nhưng… những ngôn từ hoa mỹ này cũng vẫn chỉ là cái vỏ bọc dối trá, mị dân, để che đậy cho một ý đồ sâu xa không bao giờ họ dám nói ra, đó là bất luận bị lấn chiếm, mất chủ quyền tới đâu, miễn là còn chỗ dựa chính trị cho chủ thuyết cộng sản. Cho nên, để may ra có một thái độ kiên quyết như Nhật và Philippines, thì dứt khoát phải có một trong hai điều kiện: hoặc TQ tuyên bố từ bỏ tư tưởng cộng sản, hoặc ít nhất đảng CSVN phải đoạn tuyệt với mối quan hệ “16 chữ vàng”, “4 tốt” nguy hiểm.

  3. mysuperquan says:

    Nhìn thái độ dứt khoát của Nhật Bản và Philippine thì mới thấy CS VN là hèn thật. Thật đáng chán. 🙄

  4. nhatvanguyet says:

    AnhBasam: – Hậu quả của việc bưng bít thông tin: Để không giật mình (TN). “Sau một bài viết về Hoàng Sa mới đăng tải trên Thanh Niên gần đây, chúng tôi đã một phen giật mình khi trong các phản hồi gửi về tòa soạn, không ít độc giả thổ lộ rằng bây giờ họ mới biết Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ gần 40 năm trước. Có bạn sinh viên cho biết mãi đến khi vào đại học thì mới biết được điều này”.” … sẽ không khỏi giật mình khi vào hệ thống mạng chính thức của tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng, chúng ta không tìm thấy cổng thông tin của các huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong khi hầu hết các quận, huyện trực thuộc khác đều có … một số website nghiên cứu biển Đông của cơ quan thuộc nhà nước hiện thiếu vắng mục ‘tự giới thiệu’. Sẽ thật khó thuyết phục được ai, nếu mình không ‘chính danh’ trước.”Quanh những hiện tượng đáng lo ngại này, và rất nhiều biểu hiện tương tự, chúng ta không thể đặt nghi vấn về một âm mưu thâm hiểm, trên quy mô rất lớn của những kẻ cam tâm bán nước. Chúng sử dụng mọi phương cách luôn được che đậy dưới mỹ từ “hòa bình”, “ổn định” … để đe nẹt, dọa dẫm, trừng phạt những người dân yêu nước, cơ quan báo chí, đoàn thể, cán bộ đảng viên … nếu như họ vượt qua “lằn ranh” được chúng đặt ra mơ hồ trong đấu tranh cho chủ quyền biển đảo. Sau lưng họ – những người dám tranh đấu – là những kẻ dốt nát, lười biếng, xu thời, bọn nội xâm tham nhũng, chọn cách sống tròn vo, không thèm quan tâm tới chuyện chủ quyền bị xâm phạm, chúng luôn lăm le kiếm cớ hãm hại đồng nghiệp để kiếm lợi.Vài ví dụ mà báo Thanh niên nêu ở trên là một trong những biểu hiện tê liệt do phải sống trong một môi trường đầy sợ hãi lâu ngày, nó đã tác động tới cả thế hệ trẻ, không chỉ đơn giản là “không biết”, “hiểu sai”, mà nguy hiểm hơn là họ sẽ học cha anh, trở thành những kẻ xu thời, chọn lối sống an toàn, bất chấp tất cả.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.