Thương lái TQ đầu độc thực phẩm, hạ sát nông sản Việt

Posted: March 26, 2014 in Uncategorized
Tags:

Phương Nguyên (ĐV) – Gà, vịt, cá, ếch, gián đất nội tạng động….vật từ Trung Quốc “tuồn” sang Việt Nam; ngược lại họ tốt đến mức chỉ mua gom đỉa, rễ cây, lá sắn…

Xem thêm: Hãi hùng công nghệ “trồng rau một đêm” – Hà Nội: Hàng trăm người dân quỳ lạy trước cổng ủy ban xã + Nghi án hối lộ: Sao chỉ nước ngoài phát hiện? – Họ đang diễn hài nhưng làm như rất nghiêm túc – Thanh kiếm Samurai ODA và hara-kiri

Basam.info

– Luật sự Trần Vũ Hải : Ruộng đất doanh nghiệp bỏ hoang hóa, cần trả lại để nông dân có đất sản xuất. (DĐXHDS). – Thân phận nông dân Việt Nam (RFA).

– Đoàn Văn Vươn – Người nông dân khởi nghĩa chống cường quyền xã hội chủ nghĩa có bị lãng quên? (Chép sử Việt).

– Chủ cơ sở nuôi gián đất yêu cầu bồi thường (TN). – Vụ nuôi gián đất ở Bắc Ninh: Dân ôm nợ, sở vẫn bảo… chờ (DV).

– Công an hành hung tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (RFA).

– Hai tù nhân chính trị được thả chỉ vì họ sắp qua đời (Người Việt). – Chữ “Được” dưới thời Xã Nghĩa (DLB).

– Con đường vượt qua sợ hãi (Nguyễn Văn Thạnh).

– NHỮNG “THÀNH QUẢ” CÓ 1 KHÔNG 2 TẠI THIÊN ĐƯỜNG XHCN VIỆT NAM KÉO CÀY THAY TRÂU Ở THẾ KỶ 21 (Quỳnh Trâm). –Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam: ăn 5 triệu con chó/năm (DLB).

Trung Quốc xuất toàn ‘của ngon vật lạ” cho Việt Nam?

Hàng ngày, lượng gà, vịt, cá, ếch, lươn…. từ Trung Quốc vẫn tìm mọi cách để vào Việt Nam với số lượng lớn. Tại trung tâm huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) – nơi được cho là thủ phủ của gà nhập lậu trái phép, theo nhiều lái buôn, gà Trung Quốc chủ yếu được đưa về Việt Nam qua các đường mòn, đường tắt vốn không thể kiểm soát hết được ở vùng biên.

Không chỉ gà thịt được đưa qua biên giới mà ngay cả gà giống, vịt con và trứng cũng được đưa về.


Gà Trung Quốc tìm mọi cách để nhập vào Việt Nam

Tỉnh Lào Cai có hơn 200km đường biên giới, với một cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và nhiều lối mở trên đất liền và trên sông, suối tại năm huyện, thành phố là Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai và TP Lào Cai.

Tình hình buôn lậu gà, trứng gà, nội tạng động vật có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn diễn ra phức tạp tại các lối mở dọc hai bên cánh gà cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Cứ như thể, bằng mọi cách Trung Quốc đang cố ‘giúp’ Việt Nam nguồn thực phẩm ‘dinh dưỡng giàu độc hại’! Và đáng ngạc nhiên không phải chỉ là câu hỏi nhức nhối: Hàng rào hải quan của chúng ta sao để chúng lọt lưới dễ dàng như vậy mà còn ở chỗ: Tại sao các tiểu thương người Việt lại hào hứng đón nhận luồng hàng lậu này đến thế? Chính gian thương người Việt chủ động đón nhận luồng thực phẩm không qua kiểm định chất lượng này để đầu độc người Việt?

Thương lái Trung Quốc tìm cách mua đỉa, lá, rễ cây…

Với thị trường Việt Nam, các thương lái Trung Quốc thông qua các đầu nậu tìm cách mua mầm thảo quả, ớt, lá chuối, đỉa rồi đến lá điều, lá sắn…toàn những thứ tưởng chừng rất không có giá trị, rất rẻ nhưng lại nhằm triệt phá ngành nông nghiệp, bần cùng hóa người nông dân Việt Nam.


Nhiều người dân đã hái lá ớt để bán cho thương lái Trung Quốc

Trước đó một thời gian dài ở Hà Giang và nhiều địa phương biên giới phía bắc, thảo quả là cây xóa đói giảm nghèo vì có giá trị kinh tế cao. Thế nhưng khi thương lái Trung Quốc tìm cách thu mua mầm cây, không ít hộ dân đã tìm cách thu mua mầm để bán.

Rồi trước nữa cả lá rau khoai lang, lá chuối, lá ớt, đỉa… toàn là những thứ xem như bỏ đi các thương lái Trung Quốc lại tìm cách mua gom và gây nên cảnh sống dở chết dở cho người nông dân và nhiều tiểu thương người Việt tham lam, thiếu những hiểu biết tối thiểu.

Nhìn qua hiện tượng phi lý và kỳ quặc trên, chúng ta nên khen những người bạn hẩu Trung Quốc vì họ đã giúp Việt Nam thu mua những thứ bỏ đi, vô giá trị và vô tư cung ứng thừa mứa đủ loại nông sản, hải sản…cầm chắc là độc hại, hay nên trách người Việt chúng ta nhẹ dạ, lười biếng và tham lam đến mức tự đầu độc chính mình?


Một số nông dân đã dùng thuốc để kích thích rau tăng trưởng.

[:-/]Hãi hùng công nghệ “trồng rau một đêm” (Soha) “Có những loại thuốc chỉ phun một đêm là thu hoạch được rau”, một người trồng rau ở Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) cho biết.

“Thường rau mầm trồng ở ruộng thì phải gần 2 tuần mới thu hoạch được nhưng nếu dùng thuốc kích thích thì chỉ mất 4 – 5 ngày, rau đẹp và bắt mắt hơn. Có những loại thuốc chỉ phun một đêm là thu hoạch được rau”, một người trồng rau ở Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) cho biết.


Hàng trăm người dân xã Mễ Trì lập bàn thờ, ăn bánh mỳ, căng bạt, giữ đường.

[:-/]Hà Nội: Hàng trăm người dân quỳ lạy trước cổng ủy ban xã (GDVN) – Cho rằng chính quyền đã bán đất, làm mất lối đi vào miếu của nhân dân, người dân xã Mễ Trì (Từ Liêm) đã tập trung trước cổng UB xã để đòi đất.

– Hà Nội: Hàng trăm người dân tiếp tục tập trung để đòi lại đường đi (PLTP). – Hàng trăm người đội nắng, ăn bánh mỳ ngồi giữ đường (PNT). – Hoàn toàn không có tiếng súng nào trấn áp dân (MTG).

– Tại sao chưa khởi tố vụ sập cầu treo Chu Va? (PLVN).

– Vết nứt an toàn” (NCT). – Cao tốc đội giá 5.000 tỷ đồng: Bộ trưởng Thăng truy trách nhiệm (Infonet). – Dự án đường và kè sông Tiền khu vực TP.Mỹ Tho (Tiền Giang): Dự án đường và kè sông Tiền ở Tiền Giang: Thi công hơn 6 tỉ, quyết toán trên 21 tỉ (LĐ).

 

Nghi án hối lộ: Sao chỉ nước ngoài phát hiện?

(Soha) theo Vietnamnet – Nhìn vào những vụ tham nhũng có liên quan yếu tố nước ngoài ở ta thời gian qua, rất dễ nhận thấy là hầu hết vụ việc không phải do trong nước khui ra.

Tại sao lại là… nước ngoài khui ra?

Thông tin Chủ tịch Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản hối lộ cho quan chức ngành đường sắt VN hơn 80 triệu Yen để trúng gói thầu tư vấn dự án đường sắt đô thị số 1 tại Hà Nội đang gây chấn động dư luận.

Báo Yomiuri Shimbun hôm 21-3 đưa tin ông Tamio Kakinuma – chủ tịch Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) – thừa nhận tập đoàn này đưa hối lộ khoảng 100 triệu yen (978.300 USD) cho lãnh đạo ngành đường sắt các nước VN, Uzbekistan và Indonesia, nhằm giành được các hợp đồng tư vấn thiết kế cho những dự án đường sắt sử dụng vốn ODA của Nhật Bản ở các nước này.

(…) Nhưng, nó cũng khiến ta không khỏi liên tưởng tới các vụ việc ồn ào khác thời gian qua, là câu chuyện đưa hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sĩ của công ty PCI (Pacific Consultants International), câu chuyện in tiền Polyme. Cả hai vụ án này cũng đều do nước bạn phát hiện ra, điều tra và xử lý. Thậm chí là ngay cả khi trong nước vẫn đang tiếp tục tranh luận…

Nhìn vào những vụ tham nhũng có liên quan yếu tố nước ngoài ở ta thời gian qua, rất dễ nhận thấy là hầu hết vụ việc không phải do trong nước khui ra. Có vụ việc báo chí nước ngoài viết, báo ta viết nhưng khi hỏi đến các cơ quan chức năng thì đều có câu trả lời rất giống nhau: Chưa nhận được thông tin.

Và khi ở nước ngoài đã đưa ra xét xử thì ngay trong nước, cơ quan chức năng vẫn trả lời kiểu úp mở. Thậm chí còn nói, phải mất cả năm để dịch tài liệu.

Sự thận trọng trong những vụ việc có liên quan đến đối tác nước ngoài là điều nên làm, nhưng khi mà người khác đã công khai và vào cuộc xử lý thì sự thận trọng có còn cần thiết?

Dư luận đặt câu hỏi vì sao ở Việt Nam cả hệ thống chính trị vào cuộc, đã thông qua luật và một hệ thống chuyên làm nhiệm vụ này, thế mà lại không phát hiện ra nhiều vụ việc lớn trong nước, nhất là những vụ có yếu tố nước ngoài? Phải chăng trong địa hạt phòng chống tham nhũng vẫn còn thiếu “cái gì đó”?

Kiểm soát thay cho… làm phong trào

Thật ra chính quản lý tiền tệ là khâu yếu nhất, chưa phục vụ cho việc minh bạch công khai, chưa phục vụ cho chống tham nhũng.

Ở nước ngoài dòng tiền ở đâu đến, chi cho ai, cái gì… ngân hàng đều nắm chứ không có chuyện “chui” bí mật vào ví. Những chuyện như “cô em nuôi” cho tiền quan chức làm nhà; con của bí thư có tiền mua đất xây biệt thự hoành tráng, xây khu sinh thái; những vụ đưa hàng vali Đôla cho quan chức để nhận thầu như một lời khai… đều ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và cơ quan chức năng, vì vậy cứ thả sức cho nhận “ngoài luồng”.

Những đồng tiền “bẩn” của ta không ai biết và cũng không ai quản lý được. “Lại quả” “hoa hồng” đã trở thành dịch, phá hỏng cả các mối quan hệ tốt đẹp. Càng “lại quả” cao càng được nhận dự án chứ không phải chỉ dựa mỗi trên năng lực thực tế.

Cho nên kê khai tài sản hay công khai thu nhập cũng chỉ là hình thức. Nếu tính thu nhập bằng lương thì ở ta ăn chưa đủ chứ nói gì đến chuyện xây dựng, làm nhà. Chuyện cho con đi du học của các quan chức cũng vậy, chỉ làm một phép cộng trừ thông thường thì chả có ai kể cả những người cao lương nhất của ta (không kể các doanh nghiệp) thì đều chỉ đủ ăn là may chứ không có khả năng cho con đi du học. Vậy số tiền đó ở đâu ra? Quản lý chặt chẽ thông qua ngân hàng là biết ngay.

(…)Những vụ việc bị khui ra khi làm ăn với nước ngoài đã cho ta những kinh nghiệm quý báu để phòng chống tham nhũng hiệu quả. Đó chính là cơ chế kiểm soát thay cho “cơ chế phong trào”. Cơ chế để: Không dám tham nhũng; không thể tham nhũng; không cần tham nhũng; không được tham nhũng, đó mới là chìa khóa cho cuộc chiến này hiệu quả.

[:-/]Họ đang diễn hài nhưng làm như rất nghiêm túc. (FB Nguyễn Đình Bổn) – Có gì đâu mà phải đủ thứ ban ngành, bộ trưởng này kia vào cuộc. Lương lãnh đạo đường sắt bao nhiêu? Mấy ông đó hiện đang có mấy cái biệt thự, bao nhiêu cái xe, bao nhiêu cổ phiếu, con bao đứa học nước ngoài, có anh nuôi em nuôi gì tài trợ như ông thanh tra hay không?

Vài ba chục tỷ hối lộ của quan chức Nhật Bản mà nhằm nhò gì quí vị? Cái đáng nói là họ ăn trên xương máu đồng bào mình (có ai trên đất nước này không gánh đủ thứ thuế và phí) và phởn phơ kiêu hãnh với cái giàu có bất nghĩa của mình. Chỉ có ai bị lộ hoặc phe phái đánh nhau thì xử thôi, công bằng, trong sạch ở đâu ra?

Hãy trả lời được câu hỏi này “lương và đời sống cán bộ hiện nay tương xứng hay không?”, rồi hãy làm cái việc gọi là chống tham nhũng hối lộ!

[:-/]Thanh kiếm Samurai ODA và hara-kiri  (Hiệu Minh) – Người Việt lên báo Nhật ít có tin vui, dù chủ tịch Sang vừa thăm Nhật Hoàng cũng không làm cho người xứ mình thêm sang trọng hùng dũng.

Mấy năm trước, một phi công mang đồ ăn cắp trong siêu thị. Gần đây, tiếp viên VNA cũng bị phía Nhật ra lệnh bắt vì đã buôn lậu hàng ăn cắp bởi người Việt bên đó. Nhưng đó là những con tép riu trộm cắp vặt bị đưa lên mặt báo.

Có người Việt ăn cắp hàng Nhật mà không cần sang Nhật. Đó là những quan chức phụ trách dự án ODA do Nhật cấp vốn vay. Họ đút túi không phải những thỏi son mà là những cái cặp hàng triệu đô la tiền mặt.

Cách đây 6 năm (2008), Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu cơn sóng gió vì vụ PCI. Ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP. HCM đã nhận hối lộ 820.000USD.

Nhật Bản đề nghị điều tra nhưng Việt Nam nhùng nhằng mãi. Phía đối tác ngừng viện trợ ODA từ tháng 8-2008, Việt Năm bắt ông Sỹ vào tháng 3-2009, Nhật Bản mởi tiếp tục cho vay trở lại.

Tòa sơ thẩm phạt tội chung thân, nhưng tháng 9-2011, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tuyên án 20 năm. Nhưng tại tòa, ông chỉ khai nhận 262.000USD.

Cứ tưởng PCI đã là một bài học cho Việt Nam, nhưng hình như quan chức xứ ta ăn cắp đã quen tay, chả khác gì mấy tay người Việt chuyên chôm đồ siêu thị bên Tokyo.

Mới đây, báo Nhật lại lộ ra vụ hối lộ 800.000USD cho “một quan chức cấp cao trong Ban quản lý dự án đường sắt của Việt Nam”.

Lần trước là PCI với 820.000USD, lần này đường sắt với 800.000USD. Đó là phần nổi của tảng băng chìm của những dự án ODA mầu mỡ mà các quan Việt Nam ngang nhiên đòi phần trăm.

ODA là tiền do các nước giầu có cho các nước nghèo vay để phát triển. Biết lối dùng thì nó như thanh kiếm tự bảo vệ và phát triển. Nếu pha phí, trộm cắp vào phần vốn, thì coi như tự giết mình, bởi ODA có vay có trả. Đâu phải là nguồn cho không.

Lần này Bộ trưởng Đinh La Thăng có vẻ nhanh nhạy hơn. Ông nói “Nếu phát hiện cán bộ tham nhũng, tiêu cực như báo Nhật đã thông tin, sẽ xử lý nghiêm minh, bất kể người đó là ai.” Ông này có thói quen tuyên bố hùng hồn, chả biết có làm gì được không?

Để trấn an phía Nhật và sợ đóng băng ODA, Bộ trưởng Thăng đã cử Thứ trưởng Trần Ngọc Đông đi công du để tìm hiểu cho ra ngọn ngành. Hy vọng là ông Đông không phải sang thăm Nhật Hoàng, nghe giảng về Samurai.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.