Việt nam ta quá thừa chất xám

Posted: April 2, 2014 in Uncategorized
Tags:

Nguyễn Mộng Hoài (Quechoa) – Trên các phương tiện thông tin đại chúng cả quốc doanh lẫn dân doanh gần đây ồn ào về con số 24.000 tiến sĩ, lại ồn ào về 72.000 cử nhân (và tương đương) đang bị thất nghiệp, nghĩa là đang bị thừa. Chắc Việt Nam ta quá giầu “chất xám” nên mới có nhiều, để thừa nhiều cử nhân, tiến sĩ như vậy. Không biết có nước nào trên quả đất này giống Việt Nam ta không?

Xem thêm: Đừng để VN mang tiếng “quốc gia nhiều tiến sĩ” + Điện ảnh Việt đã “đốt tiền” vì Điện Biên Phủ như thế nào? + Xem thường khán giả đến thế là cùng! + Ai sẽ đền bù thiệt hại vật chất cho Hoa hậu Diễm Hương?

Từ xưa, các “Cụ” tổ tiên ta vẫn nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và cũng đã có nhiều triều đại gắng sức đào tạo, sử dụng và ưu ái nguyên khí quốc gia. Trong thời đại mà người ta hay ca bài “tôn trọng và sử dụng tốt” mọi chất xám, tức là mọi trí thức trong xã hội, vì “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nói vậy mà không phải vậy, hay hiểu một cách khác là người ta thích “làm cá tháng Tư”, thích nói dối và nghe nói dối. Người nào chót nói thật lập tức người ta ghép cho cái tội “bất đồng chính kiến !” Muốn không bị mang tiếng và bị bắt vì “bất đồng chính kiến” thì tốt nhất làm “cá tháng Tư”. Ngay cả người đang viết bài này trong “Ngày Cá tháng Tư” cũng vẫn chưa thật tin vào những con số “Tiến sĩ”“Cử nhân” thất nghiệp. Chỉ mong đây là những con số không phải sự thật !

– “Sản phẩm” của giáo dục Việt Nam (RFA). – Nước mắt cụ rùa (Nguyễn Hoa Lư). “Buổi sáng ngày khánh thành bia vinh danh tiến sĩ, lạ thay, mấy cụ rùa đá, cụ nào cụ nấy gục mặt xuống, dỗ mấy các cụ cũng không thèm ngẩng mặt lên. Nhìn kĩ còn thấy những dòng nước chảy ri rỉ từ khóe mắt các cụ“.

– Hai chế độ hai người thầy (Nguyễn Văn Thạnh). – Tự do cho thầy cô để có tự do cho dân tộc

– Tính minh bạch trong nền kinh tế Việt Nam (RFA). – Xã Hội Thiếu Công Bằng hay Kinh Tế Thiếu Trí Tuệ? (Dainamax).

Là dân đen, tôi rất kính trọng và ngưỡng mộ các vị “Cử nhân, Kỹ sư, Bác sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư…” Xã hội đang tiến lên, rất cần các trí thức có học vị cao. Nhưng có rồi, dùng làm gì và dùng như thế nào lại là một chuyện khác. Cái chuyện khác ấy, tôi thiển nghĩ như sau:

1 – Đó là một nền giáo dục đào tạo mất cân đối ghê gớm. Đầu tư phát triển mạnh ngành giáo dục đào tạo là hướng đúng, nhưng mấy chục năm qua, ta lại đi vào con đường “anh đào tạo cứ đào tạo, tốt nghiệp cứ là cử nhân, tiến sĩ, còn thực tế nhu cầu có cần dùng và dùng bao nhiêu lại là quyền của bên sử dụng. Chỉ gói gọn trong đội ngũ tốt nghiệp đại học là cử nhân hoặc tương đương cả nước thừa “đến 72.000 người” thì quả là rùng mình.

Cho nên, đi đến đâu cũng có thể gặp “cử nhân lái xe ôm” , ” cử nhân làm quét rác”, “cử nhân làm bảo vệ gác cổng” và “cử nhân ở nhà trông con cho vợ cũng là cử nhân đi chợ buôn thúng bán mẹt. Đau lòng hơn nữa, là cử nhân đi làm “ca-ve, làm nhân viên nhà hàng..” Đây có là một nghịch cảnh không, và ai chịu trách nhiệm và ai giải quyết nghịch cảnh này ? Đấy là mới nói đến những người tốt nghiệp đại học và chắc chắn trong số ấy có người tốt nghiệp loại giỏi, chứ còn những người học xong trung học phổ thông không thi được vào Đại học cao đẳng, cũng không vào được trung cấp thì làm gì và đi đâu. Đau quá chứ !!!

2 – Biên chế có hạn, chỗ nào thơm tho thì “con ông cháu cha” chiếm hết rồi, mặc dù các vị “con ông cháu cha này có tư tưởng ỷ lại cái ghế của cha ông khi còn tuổi đi học thường không chịu khó học tập rèn luyện, thi đã có người thi hộ, biên chế và ghế thơm đã có người bố trí sẵn rồi, lo gì. Cái nạn (tôi mạn phép gọi là “cái nạn” con ông cháu cha đang hoành hành rất dữ dội ở bất kỳ một địa phương nào, một lĩnh vực nào, nhất là những chỗ “béo và bở”.

Lăn lên lộn xuống, đầu tắt mặt tối, đổ mồ hôi sôi nước mắt bấm gan bấm ruột nuôi con ăn học hết trung học phổ thông rồi hết đại học, con tốt nghiệp có bằng Cử nhân và…về làm ruộng với mẹ. Ruộng thì đã “nhượng hết cho doanh nghiệp rồi, đành phải dành dụm mua cho con một cái xe máy tàng tàng cũng được để con ngồi ngã ba làm nghề “lái xe ôm”.

Những cái ghế biên chế Nhà nước ấy các loại “con ông cháu cha chiếm gần hết rồi, kể cả chẳng cấn có bằng đại học chính quy. Vậy thì những cháu, những em học thật, thi thật có bằng tốt nghiệp đại học thật thì vẫn phải đừng ngoài “trông vào biên chế Nhà nước cao với vợi !” Bao nhiêu hiền tài là nguyên khí quốc gia có bằng cử nhân, kỹ sư, bác sĩ vẫn thất nghiệp. Vì biên chế có hạn mà “cử nhân quá nhiều” cũng phải thông cảm cho các nhà tổ chức. Mà các nhà tổ chức nhân sự của nước ta bây giờ quá rắn, ông bà nào cũng lạnh lùng vô cảm, cũng nắm vững nguyên tắc tuyển chọn “nhân tài”.

Con Vua thì lại làm Vua thôi. Còn con lão sãi chùa thì cứ việc đi quét lá đã. Luật bất thành văn như thế rồi, làm gì mà thay đổi được ?

3 – Ở Việt Nam ta có “nạ mua quan bán chức” không? Công khai mà nói thì làm gì có. Nhưng ngầm thì lại vẫn có. Chỉ nghe thôi, chứ có ai được chứng kiến ông này bà kia bỏ ra riền tỷ để mua cho được cái chức cái quyền mà ít năm sau sẽ “san bằng tỷ số”, sẽ lấy lại “vốn” đầu tư. Đầu tư cho “mua quan bán chức bây giờ đã có giá định ngầm rồi, nghe đến cái chức cấp ấy thì cứ việc mà chuẩn bị “đạn”. Có người môi giới hoặc ngã giá một cách công khai (công khai những úp úp mở mở, nói xa nói xôi, ai dại gì nói toẹt ra, nhưng người trong cuộc thì biết chắc chức nào tiền trăm triệu, chức nào tiền tỷ)

Vài ba năm nhậm chức là có thể hòa vốn bắt đầu có lãi. Vì thế mới có hội chứng cấp cao biệt thự khủng như hiện nay.

Thật không ngờ, chế độ tươi đẹp của chúng ta, do Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, mà nhanh chóng hình thành các tầng lớp quý tộc” đông như quân Nguyên. Cụ Mác và cụ Lê nin ngày xưa chỉ thấy nói đến chế độ tư sản, gia cấp tư bản, hoặc lên nữa là “tư sản mại bản” chưa thấy cụ nào đề cập đến “tư bản đỏ”, “quý tộc đỏ” và cả “phong kiến đỏ” nữa. Ở Việt Nam hiện nay và một số nước còn rơi rớt chủ nghĩa cộng sản đều đã sinh ra tầng lớp “Tư bản đỏ”, “Quý tộc đỏ”, và “phong kiến đỏ. Tư bản đỏ là các ông chủ có chức vị cao, có tập đoàn kinh tế lớn, là chủ ngân hàng cỡ bự, là quan chức cấp cao, là trưởng hoặc chỉ huy các “nhóm lợi ích”, là sếp của các tập đoàn kinh tế Nhà nước v.v…

Thế đấy, tất cả đều sống trên lưng người lao động. Trong khi công nhân bình thương làm tăng ca tăng kíp mới được 5 triệu tiền lương một tháng, còn một số sếp hiện nay lương “cứng” đã trên dưới 100 triệu một tháng rồi. Chưa kể đến khoản “lậu”. Vậy mới có tiền đầu tư cho khách sạn 8 tầng như ông Vua đất ở Bắc Kan, như ông Chủ tịch tỉnh “tuột xích” ở một tỉnh miền núi chót vót đầu tư 260 tỷ đồng cho ngôi biệt thự riêng của mình…

Vậy đến năm 2020, chúng ta giảm 100.000 công chức, viên chức “sáng vác ô, chiều lại vác ô”. Liệu có giảm được không, và giảm những ai.?


Bằng tiến sĩ Việt Nam: Hàng mã

[:-/]Đừng để VN mang tiếng “quốc gia nhiều tiến sĩ” Phước Minh (Theo VNN) – Đừng để Việt Nam “mang tiếng” dài lâu là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.

Thực tế, số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bản xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới đã được PGS-TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thừa nhận.

(…) Đất nước ta không thiếu những “hiện tượng” khoa học, không thiếu những con người đam mê sáng chế, đam mê khoa học thật thụ. Báo chí hàng ngày vẫn cần mẫn phát hiện ra những “hạt nhân” đầy khát khao ấy, nào là người sáng chế ra máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay xát, sáng chế ra tàu ngầm, ra máy bay, ô tô, mô tô… Họ âm thầm hăng say làm điều mình yêu thích, vui buồn cùng với những lần thất bại hay thành công của chính bản thân mình.

Nhưng, sự lao động trong sáng đầy ý nghĩa ấy lại gặp những “rào cản” không đáng có từ những người, đáng lẽ ra chỉ phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà sáng chế ấy. Mới đây, câu chuyện anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng, đã có một cuộc làm việc với… công an.

Kết quả là anh Thắng phải ký vào một biên bản buộc anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng. Những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay, như vậy, ước mong sản xuất ra trực thăng “made in Việt Nam” của anh Thắng có thể đã tan tành mây khói?!

Cũng câu chuyện mới đây tương tự như vậy, tại nước Anh xa xôi, họ “ứng xử” hoàn toàn khác. Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cậu bé Jamie Edwards luôn thử làm những bài tập về nhà của anh trai mình. Một ngày, khi đang tìm kiếm trên internet về bức xạ và năng lượng hạt nhân, cậu bé đã nhìn thấy lò phản ứng hạt nhân của nhà khoa học Taylor Wilson tạo ra khi mới 14 tuổi, và từ đó cậu bé nuôi mơ ước chế tạo một sản phẩm tương tự.

Báo chí kể lại rằng, ban đầu, Jamie tìm đến sự giúp đỡ từ nhiều phòng thí nghiệm hạt nhân và các khoa ở trường đại học nhưng thấy họ không nhiệt tình lắm, Jamie quyết định thuyết phục Hiệu trưởng Jim Hourigan của Học viện Penwortham. Và trường đã đồng ý cấp cho Jamie ngân sách 3.350 USD để cậu bé thực hiện dự án.

Từ tháng 10/2013, cậu bé Jamie đã bắt tay xây dựng các lò phản ứng hạt nhân trong một môi trường đã kiểm soát, và đến ngày 5/3/2014, em đã thành công khi khiến 02 nguyên tử hidro kết hợp với nhau để tạo thành Helium. Jamie Edwards trở thành người trẻ nhất trên thế giới chế tạo thành công lò phản ứng hạt nhận khi mới 13 tuổi. Nhà khoa học nhí cho biết: “Đây thực sự là một kỳ tích. Chính em cũng không thể tin được, thậm chí bạn bè nghĩ rằng em bị điên”.

Từ hai sự kiện trên, các nhà quản lý nước ta nói chung và những nhà quản lý khoa học nói riêng cũng cần phản xem xét thật nghiêm túc thái độ của mình trước những “hạt mầm” đam mê khoa học cụ thể và có những phương pháp ứng xử thích hợp tiến bộ hơn, thuận cả tình lẫn lý. Đừng để Việt Nam “mang tiếng” dài lâu là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.

Có ai đó từng nhận định “ở Việt Nam không thể có thiên tài”, hơi cực đoan nhưng không hẳn là không có lý. Hàng năm, sinh viên học sinh Việt Nam mang về không biết bao nhiêu là các loại huy chương quốc tế. Thế nhưng càng lớn thì những “ngôi sao sáng”đó càng “tối” hoặc “tắt hẳn” hoặc “rơi rụng” ở chân trời xa xôi nào đó.

Lịch sử khoa học cho thấy rằng các vĩ nhân, các nhà sáng chế thiên tài chưa hẳn đã là phải là giáo sư, tiến sĩ, nhưng 100% những người xuất chúng ấy đều có một niềm đam mê thật thụ và liên tục với lĩnh vực mà họ quan tâm.

Hãy khoan nói đến những điều to tát, điều cần làm ngay bây giờ đối với những nhà quản lý khoa học nước nhà là biết quan tâm đúng mực và có trách nhiệm đối với những “hiện tượng” cụ thể, những đối tượng đam mê sáng tạo cụ thể ở trong nước. Thậm chí, cần thiết cũng phải tạo điều kiện, lên tiếng bênh vực bảo vệ những suy tư trong sáng và đáng quý của những người được “đám đông” cho là “điên rồ” đó.

Điện ảnh Việt đã “đốt tiền”
vì Điện Biên Phủ như thế nào?

Hào Hoa (Dân trí) – Sử dụng ngân sách nhà nước để làm phim “cúng cụ” từ lâu đã trở thành “sở trường” của phim Việt. Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên, 1 triệu đô đã từng được “giải ngân” cho phim Ký ức Điện Biên. Kỷ niệm 60 năm, 1 triệu đô nữa vừa được rót xuống.

Số phận những bộ phim “cúng cụ” tiền tỷ

Mừng kỷ niệm ngàn năm Thăng Long (10/10/2010), UBND thành phố Hà Nội từng không tiếc tiền đầu tư 56 tỷ đồng cho một bộ phim truyền hình hơn 30 tập- Thái Sư Trần Thủ Độ, để rồi đến 3 năm sau, phim mới ra mắt khán giả.

Rót tiền làm phim “cúng cụ” vào các dịp Lễ kỷ niệm (làm xong chủ yếu để chiếu một lần rồi xếp kho) từ lâu đã trở thành “chuyện thường ngày ở… phim Việt ”. Theo thói quen đó, các nhà làm phim ở các hãng “cựu nhà nước” sống vật vờ quanh năm đợi dự án phim “cúng cụ” rót về. Nhà nước sẵn tiền cứ rót, chẳng cần quan tâm đến “số phận” những bộ phim “cúng cụ” sẽ đi đâu, về đâu. Tính đến thời điểm hiện tại, các phim “cúng cụ” hầu hết đều… xếp kho, sau một vài lần chiếu lấy lệ. Về chất lượng phim “cúng cụ”? Khỏi bàn!

2 Năm 2004, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên lịch sử, nhà nước từng đưa ra giá “khủng” ở thời điểm đó là 13 tỷ đồng để hãng phim truyện Việt Nam (Công ty TNHH một thành viên phim truyện Việt Nam) gấp rút hoàn thành một bộ phim ra mắt dịp kỷ niệm 7/5. 13 tỷ đồng thời ấy tương ứng khoảng 1 triệu đô và 13 tỷ đồng là con số gây sốc với một phim điện ảnh vào năm 2004.

Kịch bản được duyệt là Người hàng binh. Kịch bản là câu chuyện hồi tưởng của một cựu binh Pháp và một chiến sỹ Điện Biên về những trận đánh năm xưa, về chuyện tình cảm giữa họ và một cô gái, về quá trình giác ngộ của anh lính Pháp trước lòng quả cảm, nhân hậu của Việt Minh… Kịch bản được giao cho đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.

Sau khi hoàn thiện, bộ phim được lấy tên là Ký ức Điện Biên. Với 13 tỷ đồng đầu tư, nhưng ngay khi ra mắt, bộ phim Ký ức Điện Biên đã bị chê tơi tả. Trước sự kỳ vĩ, bi tráng của trận Điện Biên huyền thoại, bộ phim Ký ức Điện Biên trở thành câu chuyện hời hợt, nông cạn. Phim gần như không mang lại bất kỳ cảm xúc nào cho người xem.

Mặc dù đã có những cuộc khẩu chiến nảy lửa giữa đạo diễn và truyền thông thời ấy, mặc cho những lời thanh minh, bào chữa, khen ngợi của đạo diễn dành cho bộ phim của mình, khán giả vẫn cảm thấy Ký ức Điện Biên là câu chuyện quá nhợt nhạt so với 13 tỷ đồng, và càng nhợt nhạt so với chiến dịch Điện Biên lịch sử.

Sau 10 năm, những dự án phim “cúng cụ” mới lại tiếp tục được đầu tư triển khai hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Một triệu đô nữa (tương đương khoảng 22 tỷ đồng) tiếp tục được đầu tư cho dự án phim điện ảnh Sống cùng lịch sử. Thêm một lần nữa, khán giả lại được dịp hồi hộp chờ đợi và mòn mỏi hy vọng về một bộ phim xứng tầm trước Điện Biên.

Sẽ chờ đợi được gì ở những phim “cúng cụ”?

Phim lịch sử xưa nay luôn là điểm yếu của điện ảnh Việt. Những hình ảnh mô phỏng chiến trận thô sơ, những câu chuyện minh họa sơ sài, những nhân vật lịch sử khô cứng… là những gì người ta vẫn nói về phim lịch sử Việt Nam.

Đã có nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm được mở ra để các nhà làm phim tranh cãi xem, lý do vì đâu phim lịch sử lại yếu kém đến thế. Mỗi cuộc hội thảo, tọa đàm đều tìm ra rất nhiều lý do: tại ít tiền, tại ít tư liệu lịch sử, tại công nghệ kỹ thuật yếu kém… và gần đây, người ta cũng có nói đến lý do khác nữa: tại điện ảnh Việt không có tài năng. Bởi thế, bao năm hội thảo, rồi tọa đàm tranh cãi kịch liệt, phim lịch sử “yếu kém vẫn hoàn yếu kém”.

Trước thềm lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên lịch sử, nhà nước (như thường lệ) lại mải miết “giải ngân” cho hàng loạt bộ phim “cúng cụ” ở cả thể loại phim truyền hình và phim điện ảnh.
Năm 1994, kỷ niệm 40 chiến thắng Điện Biên, chúng ta có phim Hoa ban đỏ (đạo diễn Bạch Diệp). Năm 2004, kỷ niệm 50 chiến thắng Điện Biên, chúng ta có phim Ký ức Điện Biên (đạo diễn Đỗ Minh Tuấn). Những bộ phim đều bị chê chưa xứng tầm, quá nhợt nhạt so với những gì đã từng được lịch sử viết nên ở Điện Biên năm 1954.

Năm 2014, chúng ta có thể chờ đợi được điều gì? Đó còn là một câu hỏi để ngỏ.


Một cảnh trong phim Ký ức Điện Biên

Khi Cục Điện Ảnh thất thoát 42 tỷ đồng, dư luận rúng động, giới nghệ sỹ “sốc” (vì không biết Điện ảnh Việt Nam xưa nay vốn quanh năm kêu đói khổ lại có đến 42 tỷ để thất thoát), đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã chia sẻ với phóng viên Dân trí rằng: “Từ bao lâu nay, điện ảnh Việt vẫn có nhiều cách khác nhau để thất thoát tiền. 42 tỷ đồng chẳng là gì. Hàng loạt những dự án phim được bày ra để sản xuất, sản xuất xong chiếu một lần rồi xếp kho- đó mới là những sự “thất thoát” khủng khiếp”.


Phía sau hình ảnh đẹp này là sự lừa dối (Ảnh do chương trình cung cấp)

[:-/]Xem thường khán giả đến thế là cùng! (NLĐ) – Một hình ảnh cảm động có được từ chương trình Nhân tố bí ẩn, do Công ty Cát Tiên Sa và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp sản xuất, khi chương trình này lên sóng tập đầu tiên vào tối 30-3 là sự xuất hiện của thí sinh Huyền Minh – cô gái mang mặt nạ để che vết sẹo trên mặt mà theo cô là do tai nạn nghề nghiệp gây ra. Tuy nhiên, đằng sau hình ảnh cảm động này là một sự lừa dối khán giả.

Huyền Minh cũng giới thiệu nghề nghiệp của mình hiện nay là tiếp viên phục vụ. Một cô gái có số phận không may ấy đã làm người xem và ban giám khảo của chương trình thêm thổn thức khi giọng ca của cô cất lên. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng quá xúc động đã bước lên sân khấu ôm Huyền Minh vào lòng để vỗ về, an ủi và động viên tinh thần.

Hình ảnh đẹp này chưa lưu lại trong tâm trí người xem được bao lâu thì mọi người nhận được thông tin Huyền Minh chính là ca sĩ Anh Thúy. Những gì Huyền Minh đã làm trước khán giả chỉ là màn diễn kịch, trò bịp bợm.

[:-/]Ai sẽ đền bù thiệt hại vật chất cho Hoa hậu Diễm Hương? (Giadinh.net) – Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã thừa nhận có sai sót trong việc ra văn bản xử phạt Hoa hậu Diễm Hương, nhưng những thiệt hại về vật chất từ việc cô bị hủy nhiều hợp đồng công việc có được tính đến?

(…) Trên tinh thần rút kinh nghiệm sâu sắc và sẵn sàng sửa sai, ông Nguyễn Thành Nhân khẳng định, ngay trong ngày hôm nay 1/4 , Cục sẽ ban hành văn bản để thay thế công văn số 131 ra ngày 7/3 để Hoa hậu Diễm Hương được hoạt động biểu diễn bình thường. “Có thể coi đây là động thái sửa sai của Cục, trong đó cụ thể là của tôi, người đã “ký nháy” thay Cục trưởng cũng như tham mưu để ban hành văn bản tạm dừng hoạt động biểu diễn với hoa hậu Diễm Hương. Tôi nghĩ không có gì phải né tránh bằng câu chữ “ra văn bản thay thế”. Sai thì sửa, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập, phải đối phó với rất nhiều sự lộn xộn nẩy sinh trong hoạt động biểu diễn thì chuyện thiếu xót của cơ quan quản lý là không thể tránh khỏi”, ông Nhân nói.


Diễm Hương thời thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2012

Dù đã thừa nhận sai sót nhưng rõ ràng quyết định vội vàng của Cục Nghệ thuật Biểu diễn ít nhiều gây nên những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho hoa hậu Diễm Hương. Trước đó, hoa hậu Diễm Hương cho biết, tất cả những hợp đồng của cô đều bị hủy và bộ phim “Mỹ nhân Sài Gòn” chỉ là một ví dụ. Vậy thì những thiệt hại này ai sẽ là người đền bù cho Diễm Hương? Sai thì sửa, nhưng sai thì có phải đền bù? Tiền lệ này có được đưa vào trong cuộc họp bàn của Cục Nghệ thuật Biểu diễn khi sửa đổi Nghị định 79 tới đây?

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.