Những quy định “tréo ngoe” năm con Rắn

Posted: December 18, 2013 in Uncategorized
Tags:

Hồng Thủy (SM) – Có lẽ do năm nay con Rắn cai quản nên các quy định, Nghị định ở nước ta ra cũng nhiều, mà "trườn" đi mất dấu vết cũng lắm, chỉ để lại một vệt dài những văn bản quy định thiếu thực tế, khiến người dân mới nghe trợn mắt, sau đó lắc đầu rồi "cười hổng nổi". Năm 2013 có thể nói là một năm khá “xáo động” với hơn 3 vạn văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước được đánh giá là… trái luật. Trong số đó, có khá nhiều nghị định, thông tư, dự thảo… đã bị “phá sản” trước khi thực thi hoặc thiếu khả thi đã được báo GD&XH bình chọn để nhìn lại một năm "bội thu" quy định "chéo ngoe".

(Xem thêm: Trích ABS điểm tin thứ Tư 18/12/2013 + Ý kiến: Tham nhũng vì người hay thể chế? + Quy trình của Đảng, qui trình của dân + “Ép” chuối xanh chín vàng chỉ sau 1 đêm + Ngành giấy Việt Nam: Vàng mã là sản phẩm xuất khẩu chính + Hỗn chiến tại đám tang do 'hát nhạc chế': 1 người chết, 3 người bị thương) …

“Mũ rởm là sự lựa chọn tốt nhất của bạn”

Thông tư liên tịch số 06 giữa các Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an, GTVT ký ngày 28/2 đã khiến dư luận được một phen nháo nhào với quy định cho phép các lực lượng chức năng xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng khi tham gia giao thông.

Người nóng tính thì cho rằng quy định này là đánh đố người dân. Bởi lẽ, theo quy định này thì đương nhiên “bắt” người dân phải có trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ đủ để nhận biết thật – giả khi mua mũ bảo hiểm, nghĩa là làm thay một phần việc của… quản lý thị trường.

Còn người vui tính thì lại vẫn cứ hồn nhiên ca bài ca “Mũ rởm là sự lựa chọn tốt nhất của bạn” với tiêu chí: rẻ, thời trang mà vẫn đảm bảo luật ATGT. Rõ ràng là chẳng ai giám định cho dân biết được đâu là hàng xịn và đâu và hàng rởm nên dân ta cứ dùng thôi.

Sau khi nhận được phản ánh khá dữ dội của dư luận, Bộ Tư pháp đã phải lên tiếng khẳng định, Thông tư 06 phải tạm dừng và chưa thể có hiệu lực từ ngày 15/4 như dự kiến vì căn cứ xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm là thiếu thuyết phục. Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng đã phải “ngậm ngùi” công nhận rằng hiện nay việc quản lý nhà nước từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, bán mũ bảo hiểm chưa tốt nên có muốn cũng chẳng kiểm tra chính xác được.

Và vì thế, dân ta vẫn đội đủ loại các mũ bảo hiểm mà cũng chả cần quan tâm xem có đủ tiêu chuẩn hay không vì dù sao, mục đích đội mũ cũng chỉ là không muốn mất tiền phạt chứ cũng chả phải vì lý do nào khác. Tuy nhiên, cũng chính vì tâm lý ham của rẻ và ngại không muốn bị CSGT bắt mà không ít trường hợp đội mũ bảo hiểm rởm đã phải hối hận, thậm chí trả giá bằng sinh mạng vì việc đội mũ bảo hiểm "đối phó" này.

Quán cóc thành quán café sang chảnh

Nghị định số 67/2013/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ 15/8 với nội dung rất “đáng yêu” là biến quán cóc vỉa hè thành những quán café có giấy phép đàng hoàng mà lại không làm mất đi nét“đặc trưng văn hóa” của Việt Nam.

Cụ thể, người bán lẻ thuốc lá phải là thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định. Thậm chí, nghị định còn yêu cầu diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 3m2 trở lên; có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá; phù hợp với quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, chẳng khác nào đánh đố quán cóc. Đã gọi là “quán cóc” thì lấy đâu ra kinh phí để đáp ứng nổi đầy đủ thủ tục và yêu cầu trên được. Vì vậy, cuối cùng nghị định này cũng lại đành để đó vì không khả thi với thực tế.

Quà gì cũng là quà, kể cả đô la

Ngân hàng Nhà nước cũng không thua kém khi đưa ra dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.

Điều “thú vị” của dự thảo này là việc cấm cá nhân cho – tặng ngoại tệ lẫn nhau và cấm người nước ngoài gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau một tuần tham khảo ý kiến người dân thì ngày 6/11, Ngân hàng Nhà nước lại thừa nhận quyền cho, tặng ngoại tệ tiền mặt của các cá nhân do gặp quá nhiều sự phản đối.

Mặc dù ban soạn thảo đã bào chữa rằng mục đích chính của việc cấm cho tặng là nhằm chống đôla hoá, hạn chế các tiêu cực phát sinh, nhưng cũng đành phải thừa nhận rằng có nhiều ý kiến lo ngại tác động xấu tới thu hút kiều hối và hạn chế quyền chính đáng của người dân nên đành phải rút lại Nghị định này.

Người chết phải được “che mặt”

Nếu nói đến sự kỳ quặc của các nghị định trong năm 2013 thì chắc chắn quy định trong Nghị định 105 về tổ chức lễ tang sẽ “đánh bại” các quy định khác về độ “hài hước” của mình.

Nghị định 105 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức mà Bộ VH,TT&DL chủ trì soạn thảo đã yêu cầu “linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài” với lập luận “để tránh việc nhìn vào thi thể đã để mấy ngày, tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dự tang lễ”.

Mặc dù đây là việc làm rất riêng tư, truyền thống và thiêng liêng của người sống với người đã khuất, một hành động mang tính truyền thống từ bao đời nay lại được đem ra mổ xẻ, đưa vào khuôn khổ pháp luật đã khiến Nghị định bị dư luận phản đối trước khi các cơ quan chức năng khác kiến nghị hủy bỏ quy định trên.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng góp vui vì "lỗi đánh máy sai" với quy định không được phép xây nhà nhái kiến trúc Pháp, còn Bộ GD&ĐT thì ra quy định vi phạm pháp luật khi không cho phép người tố cáo tiêu cực được gửi đơn lên cấp trên. Chưa kể, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cũng "có công" giúp người dân "ăn sạch" hơn khi ra quy định thịt và trứng phải có được bán trong vòng sau 8h giết mổ… Với vô số những điều luật quy định chỉ để giúp nhà quản lý dễ bề "phủi trách nhiệm" chứ chẳng sát thực tế giúp cho cuộc sống người dân tốt lên là mấy, những nghị định, quy định hài hước này chắc thế nào cũng được "góp mặt" trong chương trình Táo quân cuối năm nay. Chưa chắc các nhà làm luật đã có thời gian ngồi xem dân tình kêu ca mình ra sao, vì thế, cũng chẳng có gì đảm bảo năm 2014, những Nghị định "vui tính" này không lặp lại.

Basam.info

‘VN cần tiến bộ thêm về nhân quyền’ (BBC).

Những lưu ý về dân chủ hóa từ Samuel P. Huntington (1) (pro&contra). – Neil J. Kritz – Luật Pháp Và Hoà Giải Chính Trị – Các Kinh Nghiệm Quốc Tế (2) (Dân Luận). – Tương lai nào cho phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt nam? (RFA).

Tường thuật của blogger Hư Vô – Đào Trang Loan về việc bị cấm xuất cảnh và bị bắt về đồn công an ngày 15/12/2013(MLBVN).  - Đôi dòng chia sẻ đến Đặng Chí Hùng và các bạn (DLB).  - Thông báo khẩn từ KS Nguyễn Văn Thạnh về tình trạng bị sách nhiễu (DĐXHDS).

ĐÀN ÁP PHÁP LUÂN CÔNG TẠI SÀI GÒN BẰNG THỦ ĐOẠN HÈN HẠ (Bùi Hằng).

Phạm Nhật Bình – Ông Lê Hiếu Đằng và những nỗi đau cuối đời (Dân Luận). “Không đau lòng sao được khi vào những năm tháng cuối đời mình lại phải thừa nhận một sự thật phũ phàng. Đó là biết bao hy sinh đóng góp của mình và rất nhiều đồng đội lại chỉ góp phần tạo ra một tầng lớp thống trị mới, còn khắt khe và tàn bạo hơn cả thời kỳ thực dân Pháp đô hộ“.

– Nhật Lệ: QUY TRÌNH CỦA ĐẢNG, QUY TRÌNH CỦA DÂN … (DĐXHDS).

Khó có luật Trưng cầu ý dân (VNN). ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền: “bây giờ lấy ý kiến nhân dân, họ phát biểu khác ý mình là “chụp mũ” đủ điều, thì ai dám nói nữa”.

Đôi lời “bàn loạn”: TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN – MẮC BẪY HAY TỰ CHUI VÀO BẪY? (FB Nhất Nam).

Những vấn đề Việt Nam trong năm 2013: Vấn đề “xây dựng niềm tin chiến lược” (Trương Nhân Tuấn).

Gánh nặng đè lên vai Đại biểu Quốc hội (Tia Sáng/ Ba Sàm).

Tham nhũng vì người hay thể chế? (BBC). – Phương tú, Ứng Hoà Hà nội – quan tham nhũng đất đai nghiêm trọng (tiếp theo)(Lê Hiền Đức).

Truyện cực ngắn: Nhà tài trợ hào phóng (Nguyễn Hoa Lư).

– LỜI CHÚ THÍCH CHO MỘT BỨC ẢNH (FB Nguyễn Đình Bổn/ Bùi Hằng). Điều này cho thấy dù đất nước cực kỳ rệu rã, mọi giá trị đã suy đồi cùng cực nhưng những người dân lao động thì vẫn còn tấm lòng tốt với người khốn khó, và người khốn khó vẫn có một nhân cách trong sạch.

Trong khi ấy đám cán bộ nhà nước biếng làm, ăn no rửng mỡ, tham nhũng, ăn cắp… nhưng toàn nhà cao cửa rộng, con cái du học châu Âu, Hoa Kỳ… mà lỡ có ra tòa thì khóc lóc, thề thốt trong sạch, một lòng với đảng, hay dẫn ra là cha mẹ vợ chồng có công cách mạng để vớt vát chút lòng thương, đám ấy tay nào cũng đảng viên, mà cái… "thú cách" ấy lại là tầng lớp lãnh đạo, mỉa mai thay!

Bản án Vinalines trên báo chí quốc tế (BBC).  – ÔI, “VINH QUANG” VINALINES ! (Bùi Văn Bồng). - Dương Chí Dũng và con bài chưa lật (RFA). – Dương Chí Dũng: và nụ cười đặc trưng “búa liềm” (DLB). – Dương Chí Dũng và những vần thơ của lũ quỷ sa tăng.  - Đảng vắt chanh bỏ vỏ.   – Audio phỏng vấn Luật sư Trần Đình Triển: Kết tội ông Dũng ‘chưa đủ bằng chứng’  – Luật sư nói gì về 2 án tử hình trong vụ Vinalines? (VOA).   – Việt Nam tuyên án tử hình 2 cựu lãnh đạo Vinalines.

Ý kiến: Tham nhũng vì người hay thể chế?

Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc (BBC) Trong cuộc họp báo quốc tế đầu tiên sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Một năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng ông không muốn ‘tạo dấu ấn’ cho riêng mình trong cương vị mới này.

Nhưng sau gần ba năm tại chức, xem ra ông đã để lại không ít ‘dấu ấn’ và có nhiều phát biểu khá ‘ấn tượng’. (…)

Không phải vì bản chất

Theo chỉ số tham nhũng của Tổ chức minh bạch Quốc tế (Transparency International) năm 2013, Việt Nam bị xếp thứ 116 – sau xa các nước ASEAN khác như Singapore (5) và Malaysia (53) – trên 175 quốc gia, lãnh thổ được Transparency International (TI) khảo sát, đánh giá.

Kết quả của TI cũng cho thấy tình trạng tham nhũng ở Việt Nam trong những năm qua cũng không giảm mặc dù Đảng Cộng sản đã có những chiến dịch, chủ trương chống tham nhũng rầm rộ – như việc ‘kiểm điểm, tự phê bình và phê bình’ theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI – vì năm 2010 Việt Nam cũng bị TI xếp thứ 116.

Điều đáng nói là nếu dựa trên chỉ số của Tổ chức minh bạch Quốc tế, không ai có thể hay dám khẳng định rằng người Việt dễ bị tha hóa hay tham nhũng hơn người Malaysia hoặc người thuộc các nước châu Âu, như Đan Mạch và Phần Lan.

Trái lại, nếu nhìn qua những chỉ số ấy và so sánh với các chỉ số khác – như dân chủ hay tự do báo chí – chắc ai cũng có thể hiểu được tại sao ở Việt Nam hay Bắc Hàn có nhiều tham nhũng hơn những quốc gia như Đan Mạch hay Phần Lan.

Có thể nêu ra một vài ví dụ, chỉ số cụ thể.

Ngoại trừ Singapore, hầu hết 20 quốc gia, lãnh thổ được TI đánh giá có ít tham nhũng nhất năm 2013 là những nước được The Economist và Reporters Without Borders (Tổ chức phóng viên không biên giới) xếp đầu trong chỉ số dân chủ và chỉ số tự do báo chí của mình năm và 2013.

Cụ thể hơn, năm nước đứng đầu về chỉ số minh bạch (hay có ít tham nhũng nhất) – là Đan Mạch, New Zealand, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy – cũng là năm quốc gia được The Economist xếp đầu về chỉ số dân chủ.

Do vậy, có thể nói ở đâu có một thể chế chính trị cởi mở, dân chủ, có tự do báo chí thì ở đó tình trạng tham nhũng ít vì trong một xã hội như thế mọi lời nói và hành động của một chính trị gia hay một đảng phái chính trị luôn bị người dân, các phe đối lập và đặc biệt báo chí theo dõi, giám sát, phanh phui.

Và qua những ví dụ trên, có thể khẳng định rằng tham nhũng nhiều hay ít không phải là ở bản chất con người mà là ở thể chế chính trị. Một ví dụ cụ thể hơn để chứng minh điều đó là trường hợp Bắc và Nam Hàn. Ai cũng biết cả hai quốc gia này đều thuộc bán đảo Triền Tiên, có chung ngôn ngữ và văn hóa, nhưng chỉ khác nhau về thể chế chính trị.

Một nước thì có đa đảng, dân chủ, tự do – được Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp thứ 50 về tự do báo chí và The Economist xếp thứ 20 về dân chủ. Bên kia là một thể chế độc tài, gia đình trị – bị xếp gần cuối bảng (chỉ trên Eritrea) về tự do báo chí và xếp cuối bảng về dân chủ.

Vì sự khác biệt về thể chế đó trong khi Nam Hàn được Tổ chức minh bạch thế giới xếp thứ 46, Bắc Hàn bị xếp cuối bảng (cùng với Somalia).

Một yếu tố khác có tác động lớn đến nham nhũng là pháp luật. Cụ thể, trường hợp của Singapore cho thấy nếu một quốc gia có pháp luật nghiêm minh, quốc gia ấy sẽ có ít tham nhũng. Với vị trí thứ năm (cùng với Na Uy), Singapore – một quốc gia được coi là có hệ thống pháp luật rất nghiêm minh, hệ thống tư pháp khá độc lập – là nước Á châu duy nhất được TI xếp vào 10 nước ít tham nhũng nhất năm 2013 dù đảo quốc này bị Tổ chức phóng viên không biên giới xếp thứ 149 và The Economist xếp thứ 81.

Vì thể chế, pháp luật

Có thể nói ở Việt Nam tham nhũng nhiều – hơn những quốc gia khác như Đan Mạch, Phần Lan, Singapore tại – vì nước này thiếu dân chủ, thiếu tự do báo chí và pháp luật không nghiêm minh. Các chỉ số về dân chủ, tự do của Việt Nam đều thua các quốc gia trên. Việt Nam cũng không có một hệ thống luật pháp nghiêm minh.
Cụ thể, Việt Nam đều thua xa Singapore về hai chỉ số phụ khác được Tổ chức minh bạch Quốc tế xem xét để đánh giá tình trạng tham nhũng của một quốc gia là chỉ số về độc lập của hệ thống tư pháp (judicial independence) và chỉ số về thượng tôn pháp luật (rule of law).

Chẳng hạn, về thượng tôn pháp luật, với 1.69 điểm (chỉ số này được đo từ -2.5 đến 2.5), năm 2010, Singapore có tỷ lệ thượng tôn pháp luật là 93%, trong khi đó với số điểm -0.48, tỷ lệ về thượng tôn pháp luật ở Việt Nam chỉ có 39%.

Qua những chỉ số trên, việc ông Nguyễn Phú Trọng coi bản tính con người là hối lộ, tham nhũng là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam không thuyết phục chút nào.

Một lý do khác được ông đưa ra để giải thích tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là ‘do đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi thường giá trị con người. Đó là mặt trái của kinh tế thị trường’. Lý do này xem ra cũng không thuyết phục lắm vì đa số các nước tham nhũng ít – cũng là những nước phát triển – là những quốc gia áp dụng nền kinh tế thị trường.

Hơn nữa, Việt Nam cũng không phải hoàn toàn theo kinh tế thị trường vì vẫn còn có ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’. Và trong một chừng mực nào đó sự kết hợp (hơi khập khiễng) này là một trong những lý do dẫn đến nạn tham nhũng vì trong một nền kinh tế như vậy các doanh nghiệp nhà nước được nắm vai trò chủ đạo và hiện tại những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lớn, tham nhũng nhiều lại là những tổng công ty hay doanh nghiệp nhà nước.

Hai vụ tham nhũng lớn – được coi là trong những ‘đại án’ đã và đang bị xét xử trong những ngày này liên quan đến một công ty con của Ngân Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Vinaline – là những ví dụ điển hình.

Trong phát biểu của mình tại buổi tiếp xúc với cử tri đó Giáo sư Nguyễn Phú Trọng cũng khuyên rằng vì ‘Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh’ nên ‘phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng’.

Không biết ‘cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng’ của ông Trọng là gì. Nhưng những chỉ số, ví dụ cụ thể trên chứng minh rằng nếu một quốc gia thực sự dân chủ, có tự do báo chí và hệ thống luật pháp nghiêm minh – hay có một hoặc hai trong ba yếu tố này – nước ấy chắc chắn sẽ có ít tham nhũng.

Chẳng hạn, nếu để cho báo chí được tự do phát giác, phanh phui các vụ tham nhũng – từ nhỏ đến lớn – chắc chắn tình trạng tham nhũng của Việt Nam không nhiều như vậy. Thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam cho đưa ra xét xử những vụ tham nhũng lớn với những bản án rất nặng, như chung thân hay tử hình đối với một số lãnh đạo ngân hàng Agribank và Vinalines.

Cho tiến hành xét xử những vụ tham ô – còn được gọi là những ‘đại án’ – đó và nghiêm minh trừng phạt những kẻ tham nhũng là một việc nên làm để giới hạn tệ nạn tham nhũng.

Nhưng một câu hỏi khác được đặt ra là còn bao nhiều người trong những tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khác – hay quan chức lớn nhỏ của Việt Nam – tham nhũng mà chưa được phanh phui, xét xử, trừng phạt?

Hơn nữa, những vụ ‘đại án’ ấy chắc chắn được ngăn ngừa hay bị giới hạn – tránh gây thiệt hại lớn về tài sản cho Nhà nước, cho nhân dân và một số cá nhân không phải mất sinh mạng – nếu có một xã hội thực sự dân chủ, cởi mở và báo chí được tự do điều tra tham nhũng hay pháp luật nghiêm minh.

Quy trình của Đảng, qui trình của dân

Nhật Lệ (QueChoa||DĐXHDS) – Thời gian qua, hàng loạt vụ việc kinh hoàng, gây bức xúc tột đỉnh trong dư luận vẫn cứ đều đều diễn ra. Thật khó hình dung, thế kỷ hăm mốt đã tiến những bước dài rồi mà tại Việt Nam, trước những sự việc kinh thiên động địa như vậy, câu hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm thì rốt cuộc …vẫn loanh quanh và bí ẩn.

Cay đắng hơn, những người có trách nhiệm trong việc làm rõ trách nhiệm dường như lúc nào cũng thủ sẵn câu nói: Đúng quy trình. Thế là hoà cả làng. Thế là người dân – Ông Chủ đành lòng vậy, cầm lòng vậy… Lạ thật, Đầy tớ cứ nói, cứ làm theo cách của Đầy tớ, còn Ông Chủ thì vẫn cứ phải cam chịu, hết ngày dài lại đêm thâu, hết vụ việc này đến vụ việc khác và mức độ tàn độc, khủng khiếp thì càng lúc, càng nghiêm trọng.

Có thể liệt kê trên dưới chục vụ gắn liền với câu nói cửa miệng "Đúng quy trình" của các quan Phụ Mẫu thời nay. Trước nhất là bổ nhiệm Dương Chí Dũng, rồi NICOTEX Thành Thái, tiêm vaccine, thẩm mỹ viện Cát tường, Thuỷ điện miền Trung xả lũ đồng loạt; tham nhũng thì càng phòng chống, càng vui; rồi oan sai thấu tận trời xanh của Nguyễn Thanh Chấn, bê bối vệ sinh an toàn thực phẩm; rồi mới đây là rượu độc 29 Hà Nội và hàng tạ ma tuý đi qua cửa khẩu hàng không như chỗ không người… Đó quả đang là muôn mặt của đời sống xã hội Việt Nam thời hiện đại.

Những thảm hoạ như vậy chắc không ai muốn xẩy ra. Đảng và Nhà nước lại càng không mong nó xẩy ra, nếu không muốn nói là đang khẩn trương, kiên quyết, quyết liệt… để phòng tránh. Chúng ta cứ mong muốn, chúng ta đang rầm rộ triển khai và rồi con tạo vẫn làm cái việc của nó là cứ xoay vần để đo đếm hiệu quả, hiệu lực từ lời nói đến hành động của chúng ta. Trong những câu nói "Đúng quy trình" gắn liền với các thảm hoạ (được liệt kê chưa đầy đủ) nói trên, có câu làm bẽ bàng cả hệ thống chính trị mà hệ luỵ của nó chắc chắn còn chưa chấm dứt; có câu tanh nồng máu thịt của đồng bào vô tội và có loại câu nói ngô nghê hết biết, không xứng đáng (dù chỉ Công bộc!) hưởng lương từ tiền thuế của dân. (…)

“Ép” chuối xanh chín vàng chỉ sau 1 đêm

(SM) – Hàng trăm nải chuối dù còn non, xanh nhưng chỉ ngâm trong thuốc ép chín của Trung Quốc trong 1 đêm là hôm sau đã có màu vàng ươm, trông rất “ngon mắt” và được các tiểu thương “xuất bán” chuyển đến mọi ngóc ngách, phố phường ở Hà Nội. (…)


Lọ thuốc hóa chất được sử dụng để làm chín trái – Ảnh: Lao động
Người Việt đang bị đầu độc bởi cơn bão thực phẩm “bẩn”
“Rượu nếp 29” sản xuất công khai không cần kiểm định chất lượng
Để ‘lọt lưới’ rượu nếp 29: Mới chỉ nhận trách nhiệm… thiếu người

Hơn 200 công nhân nhập viện vì ngộ độc thực phẩm

PN – Ngày 17/12, Bệnh viện Quân Đoàn 4 (thị xã Dĩ An, Bình Dương) tiếp tục cấp cứu thêm 40 công nhân của Công ty Long Huei (Đài Loan, chuyên sản xuất nón bảo hiểm) tại khu công nghiệp Sóng Thần 2 thuộc P.Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An, Bình Dương).(…)

Ngành giấy Việt Nam: Vàng mã là sản phẩm xuất khẩu chính

(TNO) – Ngày 17.12, TS Vũ Ngọc Bảo, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết, mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu 70.000 – 80.000 tấn giấy vàng mã, chủ yếu sang thị trường Đài Loan. (…)

Hỗn chiến tại đám tang do 'hát nhạc chế':
1 người chết, 3 người bị thương

(TNO) – Lúc 23 giờ 30 ngày 16.12, tại hẻm 12, đường Mậu Thân, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) đã xảy ra vụ hỗn chiến ngay tại đám tang khiến 1 người chết và 3 người bị thương. (…)

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.