Đôi lời gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Posted: January 16, 2015 in Uncategorized
Tags:

Nguyễn Thạch (VNTB) Theo Danlambao – Sáng 15/1/2015 Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Hiện nay hơn 30 triệu người đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm.”

� Xem thêm: “Đánh” như thế này mới “bóng” bác Dũng ạ! + Bộ Thông tin Truyền thông: Xuyên tạc lãnh đạo ngang hàng với… thảm họa hạt nhân + Kinh tởm cú lừa phi nhân tính của Đài TH quốc gia VTV! + 10 tháng, 9.017 văn bản pháp luật vi hiến, trái luật + Thượng úy công an bị đồng nghiệp đánh chết.

Hoan hô Thủ tướng đã nắm bắt được tình hình thực tế rằng công dân Việt Nam trong mọi tầng lớp của xã hội đã rất quan tâm đến hiện tình đất nước bằng sự thể hiện qua cách tìm đọc thông tin qua các trang mạng xã hội. Quan trọng hơn cả là Thủ tướng công nhận đó là những nhu cầu rất cần thiết và cũng xác định rằng không thể ngăn cấm những nhu cầu ấy.

Thật vậy, đã từ lâu dân chúng và kể cả các thành viên thuộc guồng máy cầm quyền đã quá ngán ngẩm với lượng thông tin một chiều của của hệ thống báo đài truyền thanh truyền hình “Lề đảng” bởi nhiều sự kiện đã bị nhào nắn theo ý định chủ quan cùng chủ đích bưng bít che giấu sự thật. Điều này đã gây ra rất nhiều sự bất mãn và mất niềm tin, sự bất mãn và mất niềm tin này được thể hiện qua việc tìm đọc thông tin từ các nguồn không chính thống khác, còn được gọi là “Lề dân”.

Một sự thật mà không ai có thể phủ nhận Nguyễn Tấn Dũng là một người nắm giữ vị thế cao nhất trong guồng máy chính phủ, Thủ tướng đã ít nhiều chứng tỏ được sự khác biệt với các lãnh đạo tầm thường khác là đã sở hữu sự nhạy bén để cảm nhận được xu thế của quần chúng và can đảm đứng ra lấy chức vị của mình mà khuyên răn các hệ thống thông tin nên từ bỏ những phương cách sai trái từ độc tài bưng bít mà xem thường người dân vì hành động đó là những thái độ phản Dân Chủ.

Ai cũng biết là người phàm thì không thể hoàn hảo, bởi thế nên mới có câu: “Nhân vô thập toàn”, Điều tối trọng là người ấy nhận biết lỗi lầm, hối lỗi va hướng đến chiều hướng phục thiện. Cảm nhận và huấn thị này của Thủ tướng đã nói lên được ước muốn sự thật, đem lại sự thật cho xã hội và điều đó dĩ nhiên sẽ chiếm được khối tình cảm của nhân dân chẳng những chỉ trong nước mà ngay cả ở hải ngoại (ngoại trừ những kẻ vô cùng tiêu cực và cực đoan), vì điều mà người dân muốn thấy là: SỰ THẬT.

Tại sao số lượng đông người lại tìm đọc những trang mạng không thuộc hệ thông tin chính thống của nhà nước VN như: Facebook, Google, Anh Ba Sàm, Quê Choa, Dân Làm Báo,… Quan Làm Báo, Dân Luận… Và mới đây nhất là trang Chân Dung Quyền Lực. Những trang mạng mà trước đây Thủ tướng có chỉ thị ngăn cấm thì độc giả càng tăng, điều đó đã nói lên ý nghĩa gì, thiết tưởng Thủ tướng cũng đã hiểu.

Thư này gởi đến Thủ tướng, tôi chỉ có 2 điều muốn nói, điều (1) như đã trình bày ở trên, đều (2) như sau:

– Trả tự do cho các tù nhân mà chúng ta có thể gọi là “TNLT” như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Lý, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Bùi Thị Minh Hằng, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Thị Lộc, Trần Minh Nhật, Lê Thị Kim Anh, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Lê Hồng Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già cùng những Blogger yêu nước khác có cùng quan điểm đấu tranh như Chân Dung Quyền Lực, nghĩa là họ cũng bất đồng với tiêu cực, với tham nhũng và quan trọng hơn cả là họ dũng cảm quyết liệt nêu lên quan điểm cùng toàn dân chống lại mưu đồ xâm chiếm Việt Nam của giặc ngoại xâm và họ đã được khối đại đa số đồng bào đáp ứng ủng hộ.

– Dẹp bỏ những chương trình ngăn chận thông tin tường lửa “Firewall” hầu tránh tốn kém và thể hiện sự tôn trọng tự do tìm hiểu nắm bắt thông tin của nhân dân.

Trên là những điều rất thiết thực mà một xã hội Dân Chủ cần phải thực hiện, đồng thời cũng là những ước vọng của khối đồng bào, đáp ứng được những nguyện vọng chính đáng đó tức Thủ tướng sẽ có được lòng dân.

Cuối cùng, xin mạn phép mượn một câu nói nhắn nhủ của “Chân Dung Quyền Lực” trong bài viết mới nhất: “Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu…”, (2) nghĩa là ai chiếm được lòng dân, người đó sẽ chiến thắng. Chúc Thủ tướng nhiều sức khỏe và thắng lợi.

“Đánh” như thế này mới “bóng” bác Dũng ạ!

Đồng Phụng Việt (Basam) – Hôm qua, tại cuộc họp chính phủ bàn về nhiệm vụ năm nay, bác Dũng – Thủ tướng Việt Nam bảo rằng, ngăn cấm thông tin trên các mạng xã hội là “không khả thi”. Cũng vì vậy, bác yêu cầu, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành phải “tuyên truyền tốt hơn”.

Bác Dũng định nghĩa rất rõ ràng rằng, “tuyên truyền tốt hơn” là cung cấp thông tin kịp thời và chính xác để có thể định hướng dư luận.

Tuyên bố của bác Dũng tạo ra cảm giác bác tiến bộ và cởi mở hơn nhiều đồng liêu trong Bộ chính trị. Thành ra sẽ có nhiều người thấy bác “sáng hơn”.

Chỉ có điều “sáng hơn” không có nghĩa là đã “bóng”. Muốn “bóng” thì phải làm như thế này bác Dũng ạ… 

Hồi tháng 7 năm 2013, chính bác ký – ban hành Nghị định 72 để “quản lý việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”. Theo nghị định này, công dân Việt Nam chỉ được phép đưa những thông tin về chính mình lên các trang thông tin của mình. Công dân Việt Nam bị cấm trích dẫn, tổng hợp thông tin, kể cả trích dẫn, tổng hợp thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của chính quyền.

Nghị định 72 bị công dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế chỉ trích như thế nào thì bác biết rồi…

Bây giờ, khi đã thấy ngăn cấm thông tin trên các mạng xã hội là “không khả thi”, bác nên chính thức thú nhận chính phủ của mình thất bại trong chuyện “quản lý việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” theo Nghị định 72 bác Dũng ạ!

Là người đứng đầu chính phủ và cũng là người ký – ban hành Nghị định 72, bác nên chính thức xin lỗi nhân dân và thu hồi – bãi bỏ Nghị định 72, đồng thời yêu cầu rà soát – sửa sai, cụ thể là xin lỗi, trả tự do, bồi thường cho những người mà hệ thống chính quyền của bác đã từng xử phạt hành chính, bắt giam, khởi tố, truy tố, kết án chỉ vì họ “vi phạm” những qui định thổ tả giống như Nghị định 72, trong đó có cả các điều khoản đã được đặt định tại Bộ Luật Hình sự.

Tự “đánh” như vậy mới thật sự “bóng” và đám “ác mồm, ác miệng” mới không còn cơ sở “vu cáo” bác mị dân, bác Dũng ạ!

Tới đây, xin mở ngoặc nhắc thêm bác rằng, hồi nhân dân và cộng đồng quốc tế chỉ trích Nghị định 72, một số tờ báo của bác, chẳng hạn như tờ Nhân Dân, tờ Công an,… đã từng chửi thiên hạ là non nớt, bị kích động, nên đã xuyên tạc, vu khống… bác và chính phủ của bác, Đảng của bác. Muốn giúp những tờ này và các cơ quan thông tin rút kinh nghiệm, “tuyên truyền tốt hơn”, theo đúng tôn chỉ “cung cấp thông tin kịp thời và chính xác để có thể định hướng dư luận” mà bác vừa tuyên bố, bảo Vụ Báo chí, Bộ Thông tin – Truyền thông yêu cầu họ xin lỗi và đính chính rõ to đi bác Dũng ạ!

Bộ Thông tin Truyền thông: Xuyên tạc lãnh đạo
ngang hàng với… thảm họa hạt nhân

(VNTB) đặt title

Trà Vân  (Thanh Tra) “Báo chí phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác” – Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định như vậy. Nếu chúng ta không chủ động cung cấp thông tin, vô hình chung, chúng ta đã tạo một khoảng trống cho những thông tin xấu, thông tin độc hại có đất sống.


Báo mạng – kênh thông tin quan trọng định hướng thông tin. Ảnh: Trà Vân

Ngang hàng với thảm họa hạt nhân

Việt Nam cũng như trên thế giới, Internet và các trang mạng xã hội phát triển rất mạnh. Do đặc thù của nó, nên thế lực thù địch lợi dụng để tấn công vào nước ta và một số nước bằng các biện pháp và bằng nhiều hình thức chiêu bài khác nhau. Ở đây, hình thức của họ là các trang mạng từ bên ngoài tấn công vào. Đó là, xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, nói xấu Nhà nước, nói xấu cán bộ lãnh đạo các cấp, chia rẽ giữa Đảng với dân. Đây là hình thức xuyên tạc, bịa đặt rất nguy hại. Và, chúng ta có thể gọi chung là tội phạm không gian ảo, nhóm tội phạm này có thể xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Ở Anh, người ta xếp tội phạm này ngang hàng với tấn công khủng bố, tấn công bằng vũ khí hóa học và thậm chí là, với thảm họa hạt nhân.

Ví dụ trước đây khi GerBen, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền của Đức Quốc xã đưa ra một chiêu bài là, một điều lừa dỗi bịa đặt khó tin nhất, nhưng nếu được nhắc đi, nhắc lại hàng trăm ngàn lần thì sẽ làm cho người ta tin.

Hay như Hitle trong cuốn “Cuộc chiến của tôi”, đã đưa ra một luận thuyết của tuyên truyền đó là, một điều bịa đặt khó tin bằng phương pháp tuyên truyền khôn ngoan và dai dẳng. Chúng ta sẽ làm cho quần chúng thấy rằng, thiên đường là địa ngục. Và, địa ngục là thiên đường. Chính từ đó, Hitle đã đưa ra phương pháp tuyên truyền là, nói dối vụ lớn. Nghĩa là, thường người ta chỉ nói dối những vụ nhỏ, nhưng Hitle cho rằng, đối với công chúng khi tiếp cận vụ nhỏ có thể người ta không tin. Nhưng, khi tiếp cận vụ lớn thì người ta lại tin. Bởi, người ta nghĩ rằng, không ai có thể trơ tráo để mà nói dối một vụ lớn như vậy, do vậy vụ nói dối càng lớn thì người ta càng tin. Trong quá khứ, Hitle đã sử dụng chiêu bài này.

Hiện, hàng trăm trang mạng có máy chủ đặt ở nước ngoài cũng đều sử dụng chiêu bài này tấn công vào Việt Nam, bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta, nhằm gây mâu thuẫn giữa Đảng với dân, cán bộ với nhau, giữa nhân dân có tôn giáo và nhân dân không tôn giáo. Đây là chiêu bài rất thâm hiểm hiện nay.

Cần cơ chế cung cấp thông tin

Một thể chế nào cũng vậy, muốn vững mạnh phải có sự ủng hộ của người dân. Nhưng, trái tim và khối óc của họ phải đứng lên ủng hộ của thế chế đó. Còn, nếu mà lực lượng phản động tung tin, dùng các biện pháp tuyên truyền nó chiếm lấy trái tim, khối óc của hàng triệu người dân, lúc ấy là chúng ta thua cuộc. Chúng ta đang đối mặt với cuộc chiến tranh về thông tin. Có 2 đặc điểm quan trọng, thứ nhất là, thông tin và truyền thông kết với nhau, bổ sung cho nhau. Nếu trước đây thông tin lan truyền chậm, hạn chế thì bây giờ, chỉ cần lên facebook, chỉ cấn cú nhấp chuột, hoặc điện thoại di động sẽ nhân hàng triệu bản ngay. Và, thông tin truyền thông, lan truyền tức thì, các đặc điểm này chúng ta phải nhận biết để chống đối lại. Các thế lực phản động đang tìm cách chống phá chúng ta, khiến hệ thống của chúng ta suy yếu mà mất sự ủng hộ của nhân dân.

“Thông tin xấu, đây là vấn đề hết sức nguy hiểm. Những loại thông tin đó, là vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, giảm niềm tin của người dân đối với Đảng. Nhà nước, kích động hận thù, chia rẽ nội bộ, tạo sự ngờ vực trong xã hội. Đặc điểm tội phạm không gian ảo này là đối tượng phạm tội giấu mặt. Chúng ta đấu tranh với nó hết sức khó. Bởi, đối với pháp luật Việt Nam thì nó là vi phạm pháp luật Việt Nam, nhưng đối với pháp luật một số nước trên thế giới thì nó lại có cách khác. Những trang máy chủ đặt ở nước ngoài rất khó xử lý. Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác và không tiếp tay cho bọn tội phạm công nghệ thông tin”, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nói.

“Chẳng hạn như, cách đây gần 1 năm trên mạng xã hội có đưa lên một tòa lâu đài của một quan chức ở Ả Rập, mà mạng xấu lại đưa lên đó là một biệt thự của một lãnh đạo cấp cao của Đảng. Đây là sự bịa đặt, nhưng chúng ta lại im lặng. Không có đâu phủ đầu, chúng ta phải học cách để phản công lại thông tin như vậy. Phải có lực lượng, phải có tổ chức, chúng ta có thể nói rất rõ, là biệt thự này của ai? ở nước nào? Nếu chúng ta xử lý một cách rõ ràng, mạch lạc thì người dân người ta tin ngay. Ai đưa thông tin trước là người có ưu thế. Bởi, sau đó, thông tin phản bác người ta sẽ nghi ngờ. Chính vì vậy chúng ta phải có lực lượng để xử lý những thông tin như thế này để đưa lại những thông tin thuyết phục hơn”, TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, để ngăn chặn các thông tin xấu trên mạng, báo chí truyền thông là công cụ sắc bén để tấn công lại các thông tin xấu, xuyên tạc. Nếu chúng ta không chủ động cung cấp thông tin, vô hình chung, chúng ta đã tạo một khoảng trống cho những thông tin xấu, thông tin độc hại có đất sống. Vì vậy, báo chí phải cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, trung thực, thường xuyên góp phần ngăn chặn được những thông tin độc hại. Thực tế, những kẻ xuyên tạc thường đưa những thông tin trước, mà thông tin chính thống phải đi sau để xử lý thông tin, chứ không phải thông tin chúng ta đưa ra trước. Bởi, chúng ta không biết họ sẽ đưa ra thông tin gì để chúng ta đấu tranh. Chính vì vậy, khi có thông tin xấu, chúng ta phải kịp thời làm rõ vấn đề. Vai trò của những người làm báo, nhất là báo mạng phải có vai trò hết sức to lớn trong việc xử lý các thông tin độc hại để giúp định hướng thông tin”.

Về cơ chế, gần đây nhiều cơ quan chủ động cung cấp thông tin cho báo chí như: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông…

Sắp tới, Luật Tiếp cận thông tin sẽ được Quốc hội ban hành. Đối với thông tin ở cấp nào, thì người nào có quyền cung cấp thông tin đó. Cái đó phải tương đối mạch lạc. Nếu chúng ta cứ chờ, chờ lên mãi, là sẽ chậm. Còn nếu, một hệ thống tất cả đều ngồi chờ một ai đó, thì hệ thống đó sẽ không thể vận hành. Nếu không chúng ta sẽ thua trong cuộc chiến thông tin này.

[:-/] Kinh tởm cú lừa phi nhân tính của Đài TH quốc gia VTV! (GNLT) – Những chi tiết ngoài đời thực có thể khiến các độc giả bị sốc. Câu chuyện tình xúc động đẹp như cổ tích đã lấy đi của người xem rất nhiều nước mắt có thêm những chi tiết khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Rót ly nước chè mời khách, ông Nhữ cho gọi Thanh ra cùng tiếp chuyện (trong giấy tờ, anh Thanh tên là Nguyễn Bá Thanh, SN 1991). Lúc này, người viết thực sự bất ngờ bởi mới hôm trước, qua điện thoại, chị Nguyễn Như Đào còn cho biết ‘hai vợ chồng đang hát rong kiếm tiền ở Huế, Đà Nẵng, đến áp tết mới về’.

Càng bất ngờ hơn khi ông Nhữ cho hay, thường ngày Thanh vẫn cùng ông ra biển kiếm tiền để nuôi bà nội 80 tuổi, cùng vợ và… 2 con nhỏ! Lúc này, người viết kịp đối chiếu lại và xác nhận rằng, ý kiến ‘lạ’ của độc giả phản hồi với báo Viet NamNet là có cơ sở.

Độc giả có lẽ cũng sẽ giật mình khi ông Nguyễn Bá Nhữ khẳng định rằng, chưa từng có ai làm ở Đài Truyền hình Việt Nam về trực tiếp tại nhà gặp vợ chồng ông để xác minh hoàn cảnh, trước khi sản xuất câu chuyện về con trai ông.

 ‘Vợ chồng hát rong trên sân khấu Sao Mai Điểm hẹn’: Nhà chị Đào không biết Thanh đã có vợ (TNO) Bố mẹ chị Nguyễn Thị Đào, nhân vật trong chương trình Điều ước thứ 7 vừa phát sóng trên VTV3 nói họ không hề biết Nguyễn Nhật Thanh đã có vợ cho đến khi Thanh ‘tự thú’ cách đây khoảng 6-7 tháng.


Đào và Thanh trên sân khấu Sao Mai Điểm hẹn tại Hà Nội – Ảnh: N.Lộc

Cũng theo ông Cường, trước lúc cưới, Thanh nói do gia đình chỉ có Thanh là con trai nên khi biết Thanh lấy Đào, gia đình đã phản đối. Thủ tục cưới hỏi do đó cũng rất đơn giản, vợ chồng ông chỉ làm vài mâm cơm mời anh em họ hàng chứng kiến chứ không có ai ở bên nhà trai đến. Thanh và Đào cũng không làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Sau khi cưới, Thanh và Đào xuống thuê phòng trọ ở thị trấn Anh Sơn và kiếm sống bằng nghề hát rong. Rồi Đào sinh con. Ông Cường cho hay khoảng tháng 7.2014, đoàn Điều ước thứ 7 đến làm chương trình về Thanh và Đào. Sau khi trở về từ Hà Nội, Thanh nói với Đào và chị gái Đào là Thanh đã có vợ ở quê và sợ chương trình phát sóng vợ sẽ biết. Mặc dù hơi sốc vì bất ngờ nhưng ông Cường nói sau khi biết Thanh đã có vợ, vợ chồng ông cũng không trách mắng Thanh vì “chuyện đã rồi”. Đào cũng không quá sốc sau khi biết sự thật này. Sau đó, Thanh bỏ về quê và mất hút, Đào và vợ chồng ông gọi điện thoại cho Thanh nhưng không liên lạc được nữa.

[:-/] 10 tháng, 9.017 văn bản pháp luật vi hiến, trái luật TTO – Chỉ trong vòng 10 tháng của năm 2014, đã có hơn 9.000 văn bản pháp luật có dấu hiệu vi hiến, trái luật được các bộ ngành, cơ quan địa phương kiểm tra phát hiện.

Văn bản trái pháp luật vẫn gia tăng, nợ đọng văn bản có dấu hiệu quay trở lại, nhiều thủ tục hành chính rườm rà gây tốn kém cho người dân… là những vấn đề được các đại biểu thẳng thắn nêu ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tư pháp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.

[:-/] Thượng úy công an bị đồng nghiệp đánh chết (TP) – TPO – Biết anh Biên đang ở trụ sở Công an phường nên Linh đến đòi tiền. Anh Biên không trả mà còn đuổi Linh. Thấy vậy, Linh tung chân đá trúng phần hàm mặt bên trái anh Biên.


Trụ sở Công an phường Đức Thắng – nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Theo kết luận điều tra, nguyên nhân dẫn đến tử vong của Thượng úy Biên là do chảy máu não, phù não, tụt hạnh nhân tiểu não vì chấn thương sọ não kín.

Sau khi nhận được Kết luận điều tra số 474 KLĐT/PC44-Đ3, gia đình Thượng úy Nguyễn Xuân Biên đã làm đơn khiếu nại gửi Công an TP. Hà Nội, Viện KSND TP. Hà Nội đề nghị xem xét lại tội danh đối với hung thủ Chu Ngọc Linh.

Theo đại diện gia đình thượng úy Nguyễn Xuân Biên, việc Chu Ngọc Linh chỉ bị khởi tố, đề nghị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 BLHS, thay vì truy tố về tội danh “Giết người” theo Điều 93 BLHS là có dấu hiệu nương nhẹ tội phạm, chưa tương xứng mức nghiêm trọng của vụ án.

Comments
  1. vivi099 says:

    Nói láo lừa dân là chân lý của cộng sản đã có từ lâu.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.