Để dân không còn phải ‘quan tài diễu phố’

Posted: October 20, 2014 in Uncategorized
Tags:

(BBC) – Chính quyền cần kiểm điểm lại cách thức làm việc và thi hành công vụ, cũng như tiếp đón dân và giải quyết oan sai để tránh tiếp diễn các bức xúc của dân như các vụ ‘quan tài diễu phố’ vẫn xảy ra trong thời gian gần đây, theo một nhà quan sát từ trong nước.

Xem thêm: Tin liên quan + Điều tra viên sàm sỡ, hôn hai phụ nữ cho vui?


Gia đình ông Nguyễn Văn Sửu đưa quan tài của ông tới các trụ sở công quyền ở TP. Móng Cái.

Việc các cấp thừa hành công vụ mắc sai phạm trong quá trình làm việc có thể xảy ra, nhưng sai tới đâu, nếu có, cần được điều tra, xử lý tới đó và không ‘lẩn tránh đối thoại’, trao đổi thậm chí ‘xin lỗi’ dân có thể là các cách làm ổn hơn là dùng sức mạnh và ‘đóng cửa’ hay ‘lẩn tránh’ đối thoại, vẫn theo ý kiến này.

Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ ‘quan tài diễu phố’ của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do ‘thắt cổ tự tử’ bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:

“Tôi nghĩ chính quyền cần phải kiểm điệm lại sâu sắc cách thức làm việc. Bởi vì chính quyền nào cũng thế thôi, không có chuyện này thì chuyện kia, ngay cả ở các nước tư bản, thì bộ phận thừa hành công vụ người ta làm sai là chuyện hết sức bình thường.

BBCquote
Ai sai, ở đâu sai, ngành nào sai, chỗ nào sai thì họ xử lý rất là quyết liệt và công bằng, cần phải có công lý thì những sự việc này mới tránh được
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng

“Nhưng mà ai sai, ở đâu sai, ngành nào sai, chỗ nào sai thì họ xử lý rất là quyết liệt và công bằng, cần phải có công lý thì những sự việc này mới tránh được.”

Về cách thức công an và chính quyền thành phố Móng Cái vừa xử lý trong vụ gia đình ông Nguyễn Văn Sửu, 41 tuổi, người bị chết trong đồn công an trong lúc bị tam giam và điều tra, đã mang quan tài của ông tới các trụ sở công an, công quyền của thành phố, kỹ sư Lân Thắng nói tiếp:

“Tôi nghĩ rằng việc dù có xảy ra trong đồn công an lỗi của ai cũng không phải là lỗi của cả ngành công an, mà là lỗi của người thừa hành công vụ. – “Thế thì những người có trách nhiệm ở trong sự việc này, nếu như họ có một sự quyết đoán và sự nhận trách nhiệm về mình, mà họ xử lý rốt ráo sai phạm của cấp dưới và không bao che, thì tôi nghĩ sự việc sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.”

‘Không chính danh?’


Truyền thông mạng đưa tin cảnh sát dùng xe lớn bịt lối vào cửa các trụ sở công quyền ở Móng Cái.

Cũng hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập của Việt Nam, đưa ra bình luận với BBC.
Ông nói: “Vấn đề những cái chết xảy ra ở trong đồn công an xảy ra cho tới giờ thỉnh thoảng vẫn xảy ra ở một số nơi, ngay sau khi dư luận và công luận quốc tế và trong nước đã lên án đối với ngành công an để xảy ra những cái chết như vậy. – “Và nếu chúng ta thống kê, có thể thấy từ năm 2012 tới nay, đã có ít nhất ba chục trường hợp bị chết ở trong đồn công an vì nhiều lý do khác nhau, mà trong đó cũng khá nhiều trường hợp đã treo cổ tự tử, giống như trường hợp ở Móng Cái.

BBCquote
Hành vi của ngành công an, tôi cho là không có lửa thì không có khói, bản thân ngành công an họ đã có những dấu hiệu có lẽ là có những điều sai trái, cho nên họ cảm thấy là họ phải ngăn chặnTiến sỹ Phạm Chí Dũng

“Và đó là lý do mà người dân đặc biệt nghi ngờ thái độ, hành vi và sự trung thực của ngành công an, do đó ngành công an không thể có lý do nào để giải biện những việc này ngoài việc họ phải dỡ ngay những chiếc xe ra khỏi cổng đồn của họ và họ phải đứng ra giải thích cho dân chúng nghe.

“Nhưng tôi hoài nghi là ngành công an có được tính chính danh đó và họ cũng chưa thấm nhuần được Công ước chống tra tấn là như thế nào.”

Bình luận về cách thức ứng xử của công an và chính quyền của thành phố Móng Cái, khi sử dụng nhiều xe tải, xe công trình lớn chặn ngang cổng, cửa vào các trụ sở của công an, chính quyền và trên đường mà quan tài diễu phố đi qua, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói:

“Hành vi của ngành công an, tôi cho là không có lửa thì không có khói, bản thân ngành công an họ đã có những dấu hiệu có lẽ là có những điều sai trái, cho nên họ cảm thấy là họ phải ngăn chặn. – “Và việc đó cũng theo thói quen của họ thôi, khi họ ngăn chặn dân oan đất đai, hay đình công, hay người dân tộc thiểu số, thì đối với những trường hợp như thế này, họ cũng dùng xe tiêu trường, tiêu trọng để họ ngăn chặn và điều đó cho thấy công an không chính danh.”

‘Không ai từ chức’


Gia đình cho rằng nạn nhân không thể tự tử bằng ‘thắt cổ khi trần nhà thấp hơn chiều cao’ của ông.

So sánh cách thức xử lý các vụ việc được cho là ‘oan sai’ làm người dân bức xúc với công an và chính quyền giữa Việt Nam và một số quốc gia ở phương Tây, trong đó có châu Âu, nhà báo Phạm Chí Dũng nói thêm:

“Tôi biết rằng ở các nước châu Âu, khi xảy ra một trường hợp như vậy thì vài chục ngàn người biểu tình, người ta xuống đường rất đông, và ngành tư pháp, bộ trưởng bộ công an phải đứng ra xin lỗi và thậm chí phải từ chức về chuyện đó. – “Nhưng ở Việt Nam cũng xảy ra ba, bốn chục trường hợp rồi, nhưng không có một ai từ chức cả, cũng không có ai đứng ra nhận lỗi. – “Làm mãi thì vụ 5 công an Phú Yên dùng nhục hình với bị can mới được đưa ra tòa xét xử, nhưng cho tới giờ vụ này vẫn chưa đi tới đâu.”

BBCquote
Từ trước đến nay, rất nhiều bài báo ở trong nước đã sử dụng không ổn từ ngữ để chỉ người, sự việc liên quan đến các vụ án này, mà nhất là không sử dụng từ nghi canKỹ sư Nguyễn Lân Thắng

Tường trình vệ vụ quan tài diễu phố mới nhất vừa xảy ra ở Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, một số báo chí chính thống đã sử dụng một số cụm từ như “hiếu kỳ” để phản ánh người dân theo dõi hoăc tham gia vụ phản đối, hay dùng từ ‘can phạm’ để nói về những nạn nhân được cho là mới chỉ là ‘nghi can’ khi thiệt mạng trong lúc bị giam giữ.

Bình luận về các cách thức sử dụng ngôn từ này trên các tờ báo và truyền thông nhà nước, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:

“Từ trước đến nay, rất nhiều bài báo ở trong nước đã sử dụng không ổn từ ngữ để chỉ người, sự việc liên quan đến các vụ án này, mà nhất là không sử dụng từ nghi can, bởi vì người ta có vào đồn công an, người ta có bị điều tra, thì người ta vẫn chưa có kết luận của tòa án về tội của họ, thì không thể nào dũng những từ ngữ nặng nề để gọi họ được.”

‘Sẽ xử lý nghiêm?’


Truyền thông mạng VN phản ánh việc đông đảo công an dùng các xe lớn, nhỏ chặn đám diễu quan tài.

Nhiều tổ chức giám sát nhân quyền, dân chủ ở quốc tế và khu vực đã nhiều lần yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt các hành vi lạm dụng bạo lực, bạo hành, ngăn chặm và xâm phạm các quyền cơ bản của người dân.

Trong đó có việc nhiều tổ chức đã yêu cầu chính quyền Việt Nam tôn trọng công ước quốc tế về chống tra tấn, sử dụng nhục hình và ngược đãi mà chính quyền Việt Nam đã ký.

BBCquote
Một khi có hành vi tra tấn hay nhục hình thì sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật Việt NamBộ ngoại giao Việt Nam

Mới đây, ngày 16/9/2014, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch lần đầu tiên ra phúc trình về tình hình bạo lực của công an Việt Nam đối với những người bị giam giữ dưới tiêu đề ‘Công (bất) an: Những cái chết trong trại giam và sự bạo hành của công an Việt Nam’.

Chính quyền Việt Nam đã ngay lập tức lên tiếng phản bác báo cáo này, gọi đó là ‘những luận điệu sai trái’ của tổ chức quốc tế nói trên.

Bộ Ngoại giao Nam khẳng định nhà nước Việt Nam ‘cam kết chống lại’ mọi hành vi tra tấn, nhục hình, và đối xử tàn bạo trong điều tra, xét xử, điều ‘được thể hiện rõ’ qua việc ký kết Công ước Liên hiệp quốc về Chống Tra tấn từ tháng 11 năm ngoái.

Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Trần Thị Bích Vân, nhấn mạnh: “Một khi có hành vi tra tấn hay nhục hình thì sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật Việt Nam.”

Bài liên quan: – Những vụ mang quan tài diễu phố gây chấn động dư luận (KT). – Cái ác của nhà cầm quyền không ngăn được khát vọng công lý của người dân (DCCT). “LS Lê Công Định viết trên facebook cá nhân của ông: ‘Ai đã ở trong tù thì đều biết, tìm chỗ giăng mùng để ngủ còn khó, nói chi đến treo cổ. Mọi buồng giam đều được thiết kế và xây dựng theo quy định chung của nhà nước nhằm ngăn ngừa hành động tự sát và trốn thoát’.

Công an xã nổ súng, hai người dân bị trúng đạn (TT). – Bao giờ công an mới tôn trọng dân? (DCCT). “Thực sự, kiêu binh ngày xưa còn ‘cậy mình có công’ với dân, với nước. Còn kiêu binh ngày nay chỉ biết ‘còn đảng còn mình’, chỉ có công sử dụng bạo lực để bảo vệ quyền lợi đảng cầm quyền, bất chấp pháp luật, bất chấp quyền lợi người dân. Để từ ‘công lao’ đó, đảng tồn tại, và ban phát bổng lộc cho họ, ‘còn đảng còn mình’ là vậy. Ngược lại, không có kiêu binh này, đảng không còn, nên đảng phải bao che, làm ngơ cho kiêu binh tác oai tác quái, ‘còn mình còn đảng’ là thế! Suy cho cùng, ‘kiêu binh ngày nay’ còn tệ hại hơn ‘kiêu binh ngày xưa’ vạn lần“.

[:-/] Dễ như treo cổ trong đồn công an (Thanh Nhã – Nguyễn Khánh Một Thế Giới  22-12-2013) – Chỉ cần một sợi thắt lưng, một đoạn dây điện thoại hay một cái áo là bất kì ai cũng có thể treo cổ chết tại đồn công an…

Có một điều kỳ lạ là người dân rất dễ tự tử ở trụ sở công an. Điểm qua một số vụ việc đã xảy ra, có thể nhận thấy cách người dân chọn cái chết như sau: dùng áo, dùng thắt lưng hoặc dùng dây điện thoại bàn treo cổ.

Những cái chết của người dân ở cơ quan công an tạo ra dư luận rất xấu: Họ bị công an đánh chết rồi tạo dựng hiện trường giả. Và, cả việc chết ở nhà sợ con cháu không làm ăn được, dân tìm tới trụ sở công an chết cho tránh những quan niệm mê tín. Hoặc, trong quá trình bị giam, người dân quá ăn năn, hối cải nên tìm đến cái chết bằng treo cổ…


Nơi phát hiện anh H treo cổ

Dân chết kiểu gì, nguyên nhân chết ra sao đều có đầy đủ báo cáo, giám định pháp y, xử lí cán bộ. Nhưng…

Ngày 20.12, anh H. có dấu hiệu sử dụng ma túy bị công an phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An bắt về trụ sở. Sáng hôm sau, cán bộ phát hiện anh H. treo cổ bằng thắt lưng của mình.

Ngày 15.2.2012, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cũng ra kết luận về cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt, một thủ kho tại công ty Kumho đóng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, cái chết của anh Nhựt là do treo cổ tự tử chết trong trụ sở công an.

Ngày 14.9.2012, tại trụ sở công an thị xã Long Khánh, người ta phát hiện anh Hồ Long Giang, 27 tuổi, chết ở tư thế treo cổ. Trước đó, lúc 16 giờ 30 cùng ngày anh Giang còn ăn cơm bình thường, nhưng đến hai giờ đồng hồ sau thì treo cổ tự tử…

Đó là những vụ việc được lượt qua trên các báo. Điểm chung của các thông tin kiểu này là, cơ quan công an đang điều tra, chờ kết luận và xử lí nghiêm cán bộ nếu có dấu hiệu hành hung, làm người dân chết.

Nhưng, câu hỏi đặt ra là tại sao người dân tự tử quá dễ ở trụ sở công an? Làm thế nào chỉ với cái áo, dây nịt và đoạn dây điện thoại là có thể chết dễ dàng đến thế.

Chưa kể, tư thế treo cổ cũng chưa được người có chức trách làm rõ: có không ít vụ việc chết tự tử mà tư thế treo cổ chỉ cao hơn một mét. Sợi dây cột lên cửa sổ mà người dân vẫn có thể tự tử được, trong khi chỉ cần nhún đầu gối thì cổ của họ đã cao hơn cửa sổ nhiều lần.

Những cái chết ở trụ sở công an luôn để lại những dấu hiệu bất thường và gây dư luận không tốt. Đã có rất nhiều lần, người dân kéo quan tài đến các cơ quan chức năng để mong mỏi tìm ra nguyên nhân cái chết của người thân họ tại trụ sở công an.

Có vụ việc bị phát giác, các đối tượng từng là công an, cảnh sát đánh chết người chỉ bị mức án không tương xứng với hành vi dã man của mình.

Có quá nhiều thắc mắc khi người dân bị chết ở trụ sở công an như: tại sao ở nhà không chết mà tới công an thì chết? Tại sao trong nhà tạm giam, mọi thứ đều được nghiêm ngặt bảo vệ mà điều kiện để dân chết lại quá dễ?

Cách đây chưa lâu, một nghi can nữ chết trong nhà tạm giam, một đơn vị thuộc công an tỉnh Phú Yên thay vì báo cáo gia đình, đơn vị này đã cấp tập đem xác nghi can đi an táng.

Trở lại vụ việc anh H. treo cổ tự tử ở công an phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, một nguồn tin cho Motthegioi.vn biết, anh H cao khoảng 1m65. Chiều cao của khoảng cách anh treo cổ ở trụ sở công an là 3 mét.

Theo các tài liệu pháp y, người chết do treo cổ sẽ có máu bầm tụ ở cổ và lưỡi thè ra. Còn người chết trước khi được treo cổ thì không có các biểu hiện này. Như vậy, để sáng tỏ nguyên nhân cái chết của anh H ngoài việc chờ kết quả giám định, người nhà vẫn có thể đánh giá qua cái nhìn bên ngoài thi thể anh H.

Những cái chết ở đồn công an xã phường, nếu không được chấn chỉnh và xử lí nghiêm thì sẽ càng khoét sâu khoảng trống vào niềm tin nhân dân đang còn rất ít đối với lực lượng này.

[:-/] Điều tra viên bị tố ép cung, chích điện ngất xỉu  (Một Thế Giới 08-08-2014) – Trong những lần ra tòa, người đàn ông mới được tạm đình chỉ điều tra đã tố bị điều tra viên ép cung. Vị thiếu tá này cũng vừa bị kỷ luật do liên quan đến vụ bắt oan khiến 7 người đang sống yên vui bỗng ở tù hơn nửa năm.

Suốt tuần nay người dân phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) xôn xao chuyện ông Phạm Văn Lé (41 tuổi) ở khóm biển dưới được Công an tỉnh Sóc Trăng tạm đình chỉ điều tra, thả về nhà sau 2 năm bị tạm giam. Em ông Lé là Phạm Văn Lến (39 tuổi) cũng được gia đình bảo lãnh.

Một năm rưỡi trước anh em ông Lé cùng vợ Thạch Thị Xem được đưa ra TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm sau nửa năm xảy ra cái chết của ông Lâm Tài Mấu. Trong đó ông Lé bị truy tố tội giết người, 2 người còn lại bị truy tố tội không tố giác tội phạm.


Lến cho biết không đầu thú mà bị mời rồi sau đó bị tạm giam

Theo cáo buộc của cơ quan công tố, khi ông Mấu nhậu say đã đến nhà ông Lé ở phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu để chửi bới. Từ mâu thuẫn này, ông Lé đã dùng cây gài cửa đánh chết nạn nhân. Cáo trạng cũng cho rằng sau đó ông Lến ra đầu thú, khai có chứng kiến anh mình đánh ông Mấu.

Tại phiên tòa đầu tiên này nhiều uẩn khúc của vụ án được đưa ra tranh cãi sôi nổi vì hồ sơ có hai biên bản thực nghiệm điều tra mâu thuẫn nhau.

Cụ thể, biên bản ngày 7.12.2012 được các luật sư nêu tại tòa cho rằng có 4 người đánh ông Mấu nhưng biên bản ngày 18.6.2013 lại kết luận chỉ một mình ông Lé đánh nạn nhân. Đặc biệt, thực nghiệm không tiến hành tại hiện trường xảy ra vụ án mà lại làm trong trại tạm giam của Công an tỉnh Sóc Trăng.

Đối với dấu vết hiện trường cũng có nhiều điểm chưa rõ ràng vì theo điều tra thì ông Mấu bị đánh vỡ sọ tại nhà ông Lé, gục xuống nằm im khoảng 8 phút. Sau đó, nạn nhân được ông Lé dùng xe máy chở đi bỏ ở nơi xa 1.421 m.

Thế nhưng, với một người nhậu say, bị đánh gục bằng cây gài cửa gây vỡ sọ lại đi được đoạn đường 1.421 m rồi mới chết là khó phù hợp. Vì vậy, các bị cáo kêu oan, cho rằng bị điều tra viên ép cung. Thậm chí, ông Lến khai tại tòa là không hề đầu thú mà bị công an mời lên rồi bắt giữ.

Riêng ông Lé, người này khai với HĐXX rằng quá trình điều tra đã bị điều tra viên chích điện xỉu. Sau đó, ông được đưa vào bệnh viện điều trị nhiều ngày và cơ quan điều tra cho rằng ông treo cổ tự tử. Với những tình tiết phức tạp này khiến phiên tòa phải quay lại phần xét hỏi sau những ngày nghị án và HĐXX đã phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Tại phiên xử gần nhất cách nay hơn một tháng các bị cáo tiếp tục khai bị điều tra viên ép cung. Trước đó, TAND tỉnh Sóc Trăng đã có giấy triệu tập 2 điều tra viên Triệu Tuấn Hưng và Nguyễn Hoàng Quân đến phiên xử để làm rõ nhưng hai cảnh sát này không có mặt.

Trong bản giải trình gửi HĐXX, điều tra viên cho rằng đến khi luật sư được gặp các bị cáo thì Lé, Lến thay đổi lời khai. Như vậy, các bị cáo đã vu khống điều tra viên nhằm chối tội, gây ảnh hưởng đến cơ quan bảo vệ pháp luật. Giải trình cũng cho rằng việc phản cung là có sự xúi giục của luật sư bào chữa nên kiến nghị xử lý luật sư tội vu khống.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên thì luật sư bào chữa cho bị cáo Lến đã tiếp nhận hồ sơ vụ án từ một đồng nghiệp bị bệnh. Từ khi nhận trợ giúp pháp lý thay người khác đến ngày ra tòa ông này chưa từng gặp bị can.

“Cả ông Lến và ông Lé đều bị tạm giam nên nếu tiếp xúc với luật sư thì có cảnh sát canh giữ. Như vậy luật sư làm sao có thể xúi giục bị cáo điều gì”, một luật sư bày tỏ quan điểm.

[:-/] Sếp công an ngại xử lý lính tiêu cực vì ảnh hưởng thi đua (Một Thế Giới – 21-12-2013) – Liên quan đến sai phạm của cán bộ, chiến sĩ trong ngành, đại tá Tuấn thừa nhận còn nhiều hạn chế bởi các đơn vị sợ ảnh hưởng đến kết quả thi đua. Nhằm tránh tình trạng này, trong năm 2013, giám đốc Công an TP.HCM đã xin ý kiến bộ trưởng Bộ Công an để triển khai nhiều cách để phòng ngừa.

Đối với đơn vị công an trực tiếp làm việc ngoài đường, tiếp xúc với nhân dân mà thủ trưởng đơn vị như đội trưởng, đội phó, chỉ huy công an phường, quận… nếu chủ động phát hiện sai phạm của cán bộ, chiến sĩ, xử lý nghiêm minh thì sẽ không tính vào thi đua.

[:-/] Chỉ vì cái “nhìn đểu”, cán bộ trại tạm giam Hưng Yên bị truy sát giữa phố (LĐĐS) – Chỉ vì nhóm người của Trần Đình Hiển (25 tuổi, CSGT thuộc Công an huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) cho rằng anh Phạm Văn Điệp (25 tuổi, quê tại xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, Hưng Yên, cán bộ Trại tạm giam Công an tỉnh Hưng Yên) đi xe máy cùng chiều “nhìn đểu” nên khó chịu. Khi Điệp đỗ xe vào một cửa hàng thì nhóm của Hiển đi đến, rồi Hiển dùng dao chém Điệp gây thương tích nặng.

Tại trụ sở công an, nhóm nghi phạm chém anh Phạm Văn Điệp được làm rõ. Trong nhóm thanh niên này có Trần Đình Hiển là cán bộ Cảnh sát giao thông Công an huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên. Lúc đó, anh Phạm Văn Điệp mới ngỡ ngàng vì biết người khiêu khích và vô cớ đánh mình lại là một đồng nghiệp cùng công tác trong ngành. Anh Phạm Văn Điệp cho biết, anh và Hiển không quen nhau và cũng không có mâu thuẫn gì, không hiểu sao Hiển lại gây sự như vậy.

Điều tra viên sàm sỡ, hôn hai phụ nữ cho vui?

Thanh Thảo (Tổng hợp) (ĐV) – Một điều tra công an huyện đã thừa nhận có uống rượu say, hôn hai người phụ nữ và đây chỉ là việc đùa giỡn cho vui.

Công an huyện Thạnh Phú (Bến Tre) đang làm rõ nội dung tố cáo của hai chị em Nguyễn Thị Thy và Nguyễn Hồng Quyên (cùng ngụ xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú) về việc hai người bị một điều tra viên công an huyện Thạnh Phú sàm sỡ. Khi hai chị đến công an xã tố cáo thì bị công an xã đánh, còng tay vô cớ…

Theo chị Thy, khoảng 12h ngày 15/10, hai chị em dự tiệc tại nhà một người bạn ở gần trụ sở UBND xã Giao Thạnh. Đang bữa tiệc, ông T. điều tra viên công an huyện Thạnh Phú, đến ngồi nhậu chung.

Vết thâm tím trên cánh tay chị Quyên mà theo chị là do bị công an xã đánh khi bị còng tay.

Lúc này ông T. đã say. Đang ngồi nhậu, bất ngờ ông T. chồm qua hôn chị Quyên. “Tôi biết ông T. là cán bộ công an huyện, ông T. lại đang say bí tỉ nên có nói: “Anh làm gì mà tự nhiên hôn em tui?”. Ông T. trả lời: “Anh làm công an, muốn gì thì qua xã giải quyết!”. Nói xong ông chồm qua hôn luôn tui. Sau đó, ông T. bỏ qua trụ sở công an xã” – chị Thy kể.

Bức xúc, tôi và em gái đến trụ sở công an xã để trình báo. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến nơi thì một công an viên lặng lẽ dắt xe của ông T. ra ngoài để cho ông này ra về. Chúng tôi bức xúc vì vụ việc chưa giải quyết mà ông T. đã bỏ về nên có thắc mắc với phó công an xã về việc này thì vị công an có nhiều lời lẽ xúc phạm chúng tôi và ra lệnh cho một số công an viên còng hai chị em chúng tôi”.

Theo chị Thy, trong lúc còng, họ còn bị phó công an xã và ba công an viên đánh, đá nhiều cái vào mặt, bụng, chân…

“Còng chúng tôi khoảng 10 phút, họ tháo còng và cho về nhà mà không giải thích gì. Hôm sau, chúng tôi đến công an huyện tố cáo hành vi của ông T. và phó công an xã” – chị Thy cho biết.

“Tối 16/10, ông T. đến nhà tôi nhận lỗi, năn nỉ chúng tôi bỏ qua” – chị Thy kể. Điều tra viên T. thừa nhận, ngày hôm đó đi công tác về và có uống rượu say, lúc ghé qua tiệc nhậu có hai chị em Thy, ông có hôn hai người và đây chỉ là việc đùa giỡn cho vui.

Trước đó cũng xảy ra nhiều trường hợp công an xã bị tố cáo. Ông Nguyễn Bình (ở xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), cũng có đơn tố cáo công an xã Hòa Bình đánh dập lá lách con ông phải nhập viện.

Theo người đàn ông này, ngày 23/6, ông nhận tin con ông là Nguyễn Tiến Thành (20 tuổi) bị công an xã mời lên làm việc. Ông lên công an rồi về nhà vì không vào được bên trong. Đến khuya, ông trở lại nghe một công an cho biết con ông đã được chuyển sang trạm y tế và ông sang đưa con đi bệnh viện.

Anh Thành bị đánh bầm mắt, dập lá lách đang được điều trị tại bệnh viện.

Sau khi điều trị tại bệnh viện huyện Xuyên Mộc, con ông tiếp tục được chuyển lên tuyến trên với chẩn đoán: Đau nửa bụng bên trái, mắt sưng tấy, bụng trướng, ổ bụng xuất hiện dịch, chấn thương lá lách. Theo ông Bình, con ông đã bị các công an viên xã Hòa Bình đánh đập gây nên những chấn thương trên.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lang, trưởng công an xã Hòa Bình cho biết: Tối 23/6, công an xã nhận tin báo có một vụ cãi vã giữa Thành và một nhóm thanh niên nên công an xã đến hiện trường. Đến nơi, công an viên và dân quân tự vệ đã xịt hơi cay, bắt giữ Thành.

Trong lúc bắt người, công an viên có dùng chân đè vào bụng… Nhiều người dân chứng kiến sự việc bắt giữ Thành khẳng định: công an viên và dân quân tự vệ đã đánh thanh niên này. “Họ xịt hơi cay rồi đánh, đá vào mặt, vào bụng Thành. Khi anh này lả đi, họ quát nạt, tiếp tục đánh trước mặt nhiều người dân. Khi trưởng công an xã tới, họ mới thôi đánh đá”, một người dân nói.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.